Xã Ma-er-yang chỉ có 292 gia đình, chủ yếu là người dân tộc Tát-gích. Xã đã xây một trường học nội trú để cho các em thiếu nhi đến tuổi có thể tiếp thu giáo dục. Con em của bốn thôn đến xã đi học là một việc rất khó khăn. Bước vào học kỳ mới hay năm học mới Xuân Thu hàng năm, ông Quách Ngọc Côn, Bí thư Đảng Ủy xã phải thường xuyên lội suối trèo đèo đưa đón các em Đến xã học. Ông Quách Ngọc Côn nói, xa nhất là thôn Pi-li, cách xã hơn 80 km, chúng tôi luôn dẫn đầu đi đón các em học sinh, phải bảo đảm 100 % các em đến trường, do phụ huynh bị ảnh hưởng của môi trường gian khó không muốn đưa con em đi học, trong quá trình đón đưa học sinh, chúng tôi phải làm công tác tư tưởng giáo dục.
Từ xã Ma-er-yang đến các thôn còn chưa có đường ô tô, đón các em đến trường phải đi lại vô cùng vất vả. Trên đường vượt qua vách núi dựng đứng và lội qua sông đóng băng, có một số em ít tuổi cưỡi lạc đà sợ rơi xuống sông thường hoảng sợ khóc rưng rức. Ông Quách Ngọc Côn cho biết, xã chúng tôi có xóm Mi-si-kong thuộc thôn Pi-li chỉ có tháng 2 và tháng 3 mới có thể đến đấy được, bình thường nước sông lớn không qua được, xóm này có 18 em đều không đi học. Tháng 4 năm 2009, tôi sốt ruột liền dắt 7-8 cán bộ đến xóm này, nhiệm vụ chủ yếu là động viên các em đi học. Tôi hỏi một em học lớp 3 là tại sao không đi học ? Em trả lời là bố em không cho em đi học. Tôi hỏi em là xã tốt hay xóm tốt ? Em trả lời là xã tốt. Tôi hỏi tại sao ? Em nói là xã có trường học tốt.
Ông Côn nghe em nói mà chảy nước mắt. Bố của em này nói là bản thân không có quyền phát biểu, ông Côn lúc ấy nói em tuy nhỏ nhưng em nói là chân thật nhất. Chẳng nhẽ cũng như anh suốt đời ở vùng núi hẻo lánh chăn dê ? Kết quả là 18 em đều đi học, đi mất 7 ngày.
Trường học nội trú không rộng lắm, trên mảnh đất bốn bề là núi có 2-3 gian nhà vừa để ở vừa là văn phòng của nhân viên, đối diện với cổng trường là một dãy vừa là lớp học vừa để nội trú và nhà ăn, giữa sân là cột cờ có lá cờ năm sao bay phấp phới. Trường học chỉ có ba lớp, lớp một, lớp hai và lớp ba với 84 em học sinh, hiệu trưởng và giáo viên tổng cộng 15 người.Trường tiểu học nội trú Ma-er-yang đơn sơ này tuy bị núi cao và sông ngòi ngăn cản họ đi ra thế giới bên ngoài, tuy không có điện, cuộc sống thật gian khổ, các em đi học nửa năm không về nhà được, nhưng sinh hoạt của giáo viên và học sinh ở đây luôn luôn nội dung phong phú.
Giáo viên hàng ngày ngoài chăm sóc sinh hoạt của các em ra, còn hướng dẫn các em học tập. Ma-er-yang tiếng Tát-gích có nghĩa là dòng mây nhiều màu sắc, nhìn bầu trời xanh vằng vặc với những vầng mây trắng bồng bềnh, mặt trời lên làm việc, mặt trời lặn nghỉ ngơi, sinh hoạt của thầy trò đơn giản và lặp đi lặp lại. Hỏi các em tương lai có dự tính gì, đa số các em đều ngỡ ngàng, các em cơ bản lặp lại cuộc sống của lớp trước, 12 tuổi chăn dê và làm ruộng, 20 tuổi kết hôn sinh con đẻ cái.
Tháng 4 năm 2011, Đài phát thanh Nhân Dân Tân Cương phát hiện Trường tiểu học nội trú Ma-er-yang, được biết điều kiện các mặt của nhà trường đều rất khó khăn, nhân dịp Ngày Quốc tế Thiếu nhi Mùng 1 tháng 6 đã tổ chức hoạt động "Chiếc cặp sách nhỏ mang theo ước mơ lớn, quyên tặng cặp sách cho thiếu nhi khu vực nghèo khó". Các giới xã hội đã quyên góp 2000 chiếc cặp sách, hơn 7000 Nhân dân tệ, Đài phát thanh đã dùng tiền quyên góp mua dụng cụ học tập và thể dục thể thao. Tập đoàn Phong Phong Năng lượng Ký Trung Hà Bắc cách xa 4500 km trong ba ngày quyên góp được 1 triệu 100 nghìn Nhân dân tệ. Ngày 2 tháng 10 năm 2011, ông Triệu Binh Văn, Tổng giám đốc Tập đoàn đã đích thân mang khoản tiền quyên góp đến huyện Ta-shi-ku-er-gan. Ông Văn cho biết, số tiền này thứ nhất là để giúp đỡ học sinh mua một số đồ dùng học tập và đồ dùng sinh hoạt, sau đó cần sửa chữa đường xá, do đường xá không tiện lợi, đường dài 80 km đi lại rất khó khăn. Mong các em học sinh chăm chỉ học tập, lớn lên báo đáp xã hội, học tập kiến thức về làm thay đổi bộ mặt nghèo khó lạc hậu của quê hương.
Cô giáo Vương Tích Muội Trường tiểu học nội trú xã Ma-er-yang được cư dân mạng tôn vinh là "Giáo viên tăng cường miền núi" xinh đẹp nhất, sau khi tốt nghiệp thạc sĩ Học viện Quản lý Quang Hoa Trường Đại học Bắc Kinh, chị làm việc tại một Công ty Nhà đất Thâm Quyến, tháng 5 năm 2011, chị đã xin thôi việc đến làm giáo viên tiểu học tại Trường tiểu học nội trú xã Ma-er-yang huyện Ta-shi-ku-er-gan. Chị Vương Tích Muội nói về sự lựa chọn của mình : Các bạn học của chị đều thành lập gia đình và có con cái, nên không đi được, còn chị nhân lúc còn tự do, do đó chị muốn đi xem làm đôi chút việc. Mẹ chị hỏi chị đi làm gì ? Chị nói chị đi làm giáo viên. Ngày 6 tháng 5 chị đến Trường tiểu học thì mẹ chị ngày 18 tháng 5 cũng đến. Mẹ chị giúp nấu cơm, giặt quần áo.v.v... Chị chiêu mộ Người tình nguyện đầu tiên chính là mẹ chị.
Chị Vương Tích Muội là giáo viên tăng cường đầu tiên hộ trợ giáo dục huyện Ta-shi-ku-er-gan, chị đã đến thăm giáo viên và học sinh Trường tiểu học nội trú xã Ma-er-yang, đồng thời chị còn khuyên bạn làm doanh nghiệp ở tỉnh Hải Nam tham gia vào đội ngũ giáo viên tăng cường hỗ trợ giáo dục. Sau khi nghe chị khuyên giải, công ty của bạn đã ký thỏa thuận hỗ trợ giáo dục 5 năm với Phòng giáo dục huyện Ta-shi-ku-er-gan Khu tự trị Tân Cương.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |