• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Biện pháp chữa trị chứng sứt môi hở hàm ếch

    2012-03-27 18:36:34     cri
    Chứng sứt môi hở hàm ếch là một trong những khiếm khuyết sinh lý bẩm sinh, là căn bệnh thường gặp và đa phát trong các khoa chỉnh hình và khoa ngoại nhi. Chứng sứt môi hở hàm ếch không những ảnh hưởng tới ngoại hình, mà còn gây ảnh hưởng lớn đối với phát triển cơ thể và tâm lý của trẻ em. Vậy nguyên nhân gì dẫn đến chứng sứt môi hở hàm ếch, chứng bệnh này có những nguy hại gì? Qua điều trị trẻ em mắc bệnh liệu có được nụ cười như người bình thường hay không? Giáo sư Doãn Ninh Bắc, chuyên gia kỳ cựu về khoa ngoại chỉnh hình sứt môi hở hàm ếch Trung Quốc sẽ đưa ra từng đáp án cho các câu hỏi trên.

    Chứng sứt môi hở hàm ếch đã trở thành một trong những căn bệnh thường gặp nhất trong các ca dị tật bẩm sinh, tỷ lệ phát bệnh chiếm 0, 018%, có nghĩa là trong 550 trẻ sơ sinh thì có một em mắc chứng sứt môi hở hàm ếch. Nói chung em trai nhiều hơn em gái. Dữ liệu của Trung tâm Giám sát dị tật bẩm sinh Trung Quốc cho thấy, tỷ lệ phát sinh chứng sứt môi hở hàm ếch xếp thứ ba trong tất cả các chứng dị tật bẩm sinh, đây là căn bệnh với tỷ lệ xảy ra cao nhất trong các dị tật có thể điều trị hiện nay.

    Lúc còn nằm trong tử cung của người mẹ, môi và hàm của thai nhi được nối liền dần. Trong thời gian từ 0-3 tháng hình thành phôi thai cũng là quá trình môi và hàm của thai nhi được nối liền dần. Nhưng môi và hàm của một số thai nhi không thể nối liền hoàn toàn, rút cuộc khiến thai nhi xuất hiện khiếm khuyết về môi hoặc hàm, đây là xét từ góc độ phát triển của thai nhi.

    Thế nhưng hiện nay, giới y học vẫn chưa biết rõ nguồn gốc và nguyên nhân cụ thể dẫn đến chứng sứt môi hở hàm ếch, qua thực tiễn chẩn đoán trong lâm sàng, phần lớn bác sĩ đã tổng kết một số nguyên nhân có khả năng dẫn đến chứng sứt môi hở hàm ếch. Giáo sư Doãn Ninh Bắc nói:

    "Xét về dịch tễ học, nguyên nhân dẫn đến chứng này rất có thể liên quan tới di truyền và môi trường. Về mặt môi trường chủ yếu do suy dinh dưỡng, tinh thần bị kích thích, lây nhiễm vi khuẩn v.v. Cho đến nay giới y học vẫn chưa có kết luận, song phổ biến cho rằng liên quan tới những nguyên nhân như sau":

    Có người cho rằng, chứng sứt môi hở hàm ếch do nguyên nhân di truyền gây nên chiếm tỷ lệ khá cao, nhưng trên thực tế di truyền chỉ chiếm 30%, môi trường phức tạp chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chứng này, trong đó bao gồm môi trường bị ô nhiễm, viêm nhiễm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hormoon v.v. Ví dụ như trong giai đoạn đầu mang thai, trạng thái tinh thần, tình hình dinh dưỡng của bà mẹ tương lai trong 3 tháng đầu không tốt, hai là tinh thần bị kích thích dữ dội hay là bị chấn thương, ba là các hiện tượng bị nghén, không muốn ăn trong giai đoạn đầu có thai dẫn đến thiếu các chất như vi sinh học D, Axit folic tức vietamin B11, sắt, can-xi v.v; bốn là bà mẹ tương lai bị cảm trong 2 tháng đầu có thai có thể dẫn đến vi khuẩn mẩn gió, tất cả các nguyên nhân đó đều có khả năng dẫn đến chứng sứt môi hở hàm ếch ở trẻ em. Bên cạnh đó, một số thuốc cũng gây ảnh hưởng tới thai nhi,ví dụ như thuốc chống bệnh động kinh, chống dị ứng, chống ung thư v.v, ngoài ra, chụp X quang, chất phóng xạ, hút thuốc, uống rượu, thiếu ô-xi ...đều bất lợi cho thai nhi.

    Bác sĩ Doãn Ninh Bắc cho biết, chứng sứt môi hở hàm ếch gồm ba biểu hiện chủ yếu. Một là sứt môi, thường hay xảy ra khi phôi thai từ 4-6 tuần, nếu các bộ phận của môi không thể nối liền trong quá trình hình thành, thì phần môi giữa mồm với mũi sẽ có vết nứt hoặc lớn hoặc nhỏ, hoặc ngắn hoặc dài tùy theo tình hình khác nhau.

    Trường hợp thứ hai là hở hàm ếch, hàm trên bị rạn nứt, hiện tượng này thường hay phát sinh khi thai nhi từ 8-12 tuần. Do kết cấu giữa mồm và mũi không thể nối liền mà dẫn đến hở hàm ếch. Vòm miệng của chúng ta gồm vòm miệng cứng và vòm miệng mềm. Vòm miệng cứng giống như xương không thể di động, đó là ranh giới giữa phần trước mồm với mũi, vòm miệng mềm được cấu thành bằng bắp cơ, trường hợp nói chuyện và nuốt thì nó chạy lên trên để tách rời mũi và mồm. Trường hợp hở hàm ếch nhẹ thì vòm miệng mềm chỉ bị hở nhỏ thôi, song phần lớn ca hở hàm ếch đều bị hở cả vòm miệng cứng và vòm miệng mềm.

    Trường hợp thứ ba là vừa sứt môi vừa hở hàm ếch, tức là môi và hàm răng đều bị hở. Khoảng 25% ca bệnh chỉ bị sứt môi hoặc hở hàm ếch, 50% ca bệnh vừa sứt môi vừa hở hàm ếch. Phần lớn ca sứt môi hở hàm ếch đều gây ảnh hưởng tới mũi của trẻ em mắc bệnh.

    Nói chung, trẻ sơ sinh bị sứt môi trí lực khá bình thường, chỉ có một phần nhỏ trẻ em bị sứt môi xuất hiện trở ngại về chức năng ngôn ngữ, song đều có thể cải thiện và khôi phục chức năng ngôn ngữ sau khi phẫu thuật. Trẻ sơ sinh bị sứt môi chỉ cần nắm bắt thời cơ tiến hành phẫu thuật, gần như có thể khôi phục như người bình thường. Nói chung, trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi là thời cơ tốt nhất tiến hành phẫu thuật, đó là lần phẫu thuật hết sức quan trọng.

    Dĩ nhiên, phẫu thuật cho chứng sứt môi hở hàm ếch không chỉ là một ca mổ để khôi phục vị trí bình thường, mà là một công trình điều trị hệ thống bao gồm rất nhiều khâu.

    Bác sĩ Doãn Ninh Bắc cho biết: Bác sĩ làm phẫu thuật trên thực tế là nhằm khôi phục kết cấu giải phẫu, đây chỉ là một trong những mục đích, mục tiêu cao hơn là không những khôi phục kết cấu giải phẫu, mà còn phải khôi phục kết cấu lực học, để cho mũi và môi của trẻ em càng đẹp hơn, chứ không phải là tạo hình như thế nào trong ca mổ; mục tiêu cao hơn nữa là phải chi tiết hóa và tinh vi hóa".

    Sở dĩ bác sĩ đề xuất công trình điều trị hệ thống đó là vì chứng sứt môi hở hàm ếch không phải là mổ một vài lần là có thể hoàn thành, mà phải do các chuyên gia hợp tác giải quyết căn cứ vào vấn đề xuất hiện trong các giai đoạn phát triển của trẻ em mắc bệnh. Toàn bộ quá trình này bao gồm: Sửa lại môi bị sứt từ 3-6 tháng tuổi; sửa hở hàm ếch từ 1-2 tuổi; sửa hàm răng từ 9-11 tuổi; chỉnh hình mũi-môi từ 13-15 tuổi; chỉnh hình xương hàm sau 18 tuổi.

    Ngoài ra, còn phải phẫu thuật uốn nắn dị hình từ 12-14 tuổi, điều chỉnh ngữ âm từ 4-6 tuổi; cuối cùng là điều trị tâm lý và tai mũi họng. Đương nhiên, không phải là trẻ sứt môi hở hàm ếch nào đều phải tiến hành toàn bộ quá trình điều trị kể trên, mà quyết định bởi tình hình cụ thể của mỗi em. Nói chung trải qua các giai đoạn điều trị kể trên, ngoại hình của các em không có gì khác so với trẻ em bình thường, chức năng nói và ăn của các em cũng giống như người bình thường.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>