Người Trung Quốc có câu tục ngữ rằng, tẩm bổ bằng thuốc không bằng tẩm bổ bằng thực phẩm. Hiện nay, người Trung Quốc ngày càng coi trọng dưỡng sinh, rất nhiều người coi tẩm bổ bằng thực phẩm là thời thượng dưỡng sinh, vậy có phải ai cũng thích hợp dưỡng sinh bằng các món ăn hay không? Làm thế nào để tẩm bổ bằng các món ăn cho thích hợp? Khi chúng ta chế biến các món ăn dưỡng sinh cần phải chú ý những điều gì? Giáo sư Hách Cận Đại của Sở Nghiên cứu Trung Dược Viện Khoa học Trung Y Trung Quốc cho biết:
Do nhu cầu sinh sống, tổ tiên chúng ta đành phải tìm kiếm thức ăn trong thiên nhiên. Sau khi sử dụng trong thời gian dài, tổ tiên của chúng ta phát hiện một số động vật và thực vật không những có thể thay cho thực phẩm, mà còn có giá trị của một số thuốc nào đó. Trong giai đoạn xã hội nguyên thủy của loài người, người ta chưa có khả năng phân biệt thực phẩm với dược phẩm, hiện tượng dùng chung thực phẩm và dược phẩm chính là cội nguồn của dưỡng sinh bằng các món ăn. Vì vậy, Trung Y gọi hiện tượng này là "Dược thực cùng nguồn".
Dưỡng sinh bằng các món ăn của Trung Quốc đã có lịch sử lâu đời. Theo thống kê của học giả, từ thời kỳ đầu đời Hán đến cuối đời Thanh đã có hơn 300 bộ sách giới thiệu về dưỡng sinh điều trị bằng các món ăn. Hiện nay, sách về môn học này càng thêm phong phú và được ứng dụng rộng rãi, thậm chí đã xuất hiện một số nhà hàng dưỡng sinh điều trị bằng các món ăn. Trong đời sống hàng ngày, kiến thức dưỡng sinh điều trị bằng thực phẩm đã được phổ cập hơn bao giờ hết, dưỡng sinh bằng thực phẩm không những có tiếng tăm, mà còn nhận được sự hoan nghênh của bạn bè quốc tế.
Các món ăn vừa có thể trị bệnh, lại có thể dưỡng sinh và phòng bệnh, đây là một trong những đặc điểm khác với liệu pháp trị bệnh bằng thuốc. Do các món ăn dưỡng sinh và trị bệnh bao gồm ba thành phần dược phẩm, thực phẩm và gia vị, do vậy vừa giữ được công hiệu điều trị của thuốc, lại có màu sắc và mùi vị độc đáo, đây là điều mà Trung Dược và thực phẩm thuần túy không thể thay thế được. Liệu có phải ai nấy đều thích hợp chăm sóc sức khỏe bằng các món ăn hay không? Giáo sư Hách Cận Đại nói:
"Trường hợp chứng hư, cần phải dùng các món ăn bổ hư; bằng không sẽ phản tác dụng, tuy có thể đảm bảo an toàn song không thu được hiệu quả tương ứng. Hai là dùng thuốc theo thời tiết khác nhau, ví dụ như thuốc tính hàn tính mát thích hợp dùng trong mùa hè, nếu dùng trong mùa đông rất có thể không thích hợp cho những người tỳ vị hư hàn".
Đối với phần lớn trường hợp, trong ăn uống thường ngày, thực phẩm dùng song song với nguyên liệu thuốc có công hiệu rõ rệt nói chung không có vấn đề gì. Nhưng cần phải kết hợp tình hình sức khỏe và triệu chứng của từng người một, lựa chọn dưỡng sinh và chăm sóc sức khỏe bằng các món ăn căn cứ khu vực khác nhau và tình hình của mình, nói một cách khác là phải căn cứ tình hình cụ thể của mỗi người cũng như chứng bệnh và thời điểm khác nhau.
Do đặc tính thuốc của đa số món ăn điều trị đều thuộc tính bình hòa, cho nên nguyên liệu chế biến các món ăn đó cũng tương đối an toàn. Song do sức khỏe và thể chất của mỗi người khác nhau, cho nên rất có thể xuất hiện một số phản ứng không tốt. Song một khi phát hiện sớm và chấm dứt sử dụng thì những phản ứng đó sẽ được loại trừ. Ví dụ như ôn bổ quá mức sẽ xuất hiện những phản ứng mồm khô, mũi khô, sưng họng, đau họng, táo bón thậm chí chảy máu cam v.v; ngược lại nếu dùng thuốc tính hàn và tính mát quá liều, có thể dẫn đến các chứng đường ruột và dạ dày đau ê ẩm, phân loãng, tay lạnh, chân lạnh; trong một số nguyên liệu thực phẩm chứa chất Protein đặc biệt, cũng có thể dẫn đến các triệu chứng buồn nôn, buồn bực, phát sốt, dị ứng v.v. Song nhìn chung, tỷ lệ xảy ra các triệu chứng đó không cao, chỉ có trường hợp cá biệt mà thôi.
Ngoài lưu ý các trường hợp kể trên ra, còn phải để ý các nguyên liệu tức nguyên liệu thuốc có tương khắc, tương úy và tương sát trong phối chế hay không, ví dụ như dùng Nhân sâm không nên dùng chung với củ cải, trong đó kể cả củ cải trắng, cà-rốt và các loại củ cải khác. Phân tích từ lý luận Trung Y cho thấy, cho dù không dẫn đến tác dụng phụ lớn, nhưng có thể loại trừ tác dụng tẩm bổ của Nhân sâm. Giáo sư Hách Cận Đại cho biết:
"Nhân sâm có công hiệu bổ khí, củ cải có tác dụng hành khí. Cho nên nếu dùng song song Nhân sâm và củ cải thì sẽ không có công hiệu bổ khí nữa".
Giáo sư Hách Cận Đại còn đặc biệt giới thiệu về Bách hợp, nguyên liệu thuốc thường dùng trong món ăn. Củ Bách hợp kết cấu hình vẩy, thịt dầy, mềm, chứa nhiều bột và protein, vị rất độc đáo, là thượng hạng trong các loại rau, cũng là thực phẩm chăm sóc sức khỏe gồm nhiều công hiệu.
Y học hiện đại cho rằng, Bách hợp có công hiệu trị ho, trị hen suyễn và chống ung thư. Có hiệu quả chữa trị rất tốt đối với các chứng lao phổi, viêm khí quản mãn tính, phế quản giãn phình, bệnh bụi phổi than, giai đoạn giữa và cuối viêm phổi, suy nhược thần kinh, cơ thể suy yếu sau khi phát sốt, chứng hư nhiệt, tinh thần ngẩn ngơ, buồn bực, mất ngủ....
Bách hợp là thực phẩm thích hợp cho già trẻ gái trai, đặc biệt thích hợp cho những người phổi nhiệt dẫn đến ho hoặc phổi hư bị ho lâu ngày. Nói chung, trường hợp thanh tâm nên dùng Bách hợp sống, nhuận phổi thích hợp dùng Bách hợp tẩm mật Ong. Bên cạnh đó có thể dùng Bách hợp sắc nước uống, mỗi ngày dùng từ 6-12 gam là vừa. Trường hợp dùng làm thức ăn có thể dùng với lượng nhiều hơn.
Giáo sư Hách Cận Đại cho biết, dùng Bách hợp làm thức ăn tốt nhất lựa chọn Bách hợp sản xuất tại Lan Châu tỉnh Cam Túc, Bách hợp dùng làm thức ăn sản xuất tại Thất Lý Hà thành phố Lan Châu hiện nay rất nổi tiếng trong và ngoài nước. Bách hợp Lan Châu củ to, vị ngọt, vừa có thể làm điểm tâm, lại có thể làm thức ăn.
Nói chung, khi chọn mua Bách hợp tươi, nên chọn Bách hợp màu trong suốt không có dấu vết đậm, vẩy dày. Khi mua Bách hợp khô nên chọn mua Bách hợp phơi khô hoàn toàn, trong suốt không tạp chất, vẩy dày. Có Bách hợp trông rất trắng, nhưng trên thực tế đó là kết quả "chế biến", cho nên khi mua phải lưu ý.
Bất cứ người dân miền Nam hay là miền Bắc Trung Quốc, khi nấu canh hoặc nấu cháo đều thích cho thêm Bách hợp lượng vừa phải. Người miền Nam còn thích dùng Bách hợp tươi chế biến thành các món ăn ngon, ví dụ như chè Bách hợp-Đỗ xanh, chè Bách hợp-Hoài sơn là hai món chè ngon miệng, thanh nhiệt dùng trong mùa hè của người miền Nam Trung Quốc. Giáo sư Hách Cận Đại còn đặc biệt giới thiệu chè sữa Bách hợp gồm có nguyên liệu: Bách hợp tươi 150 gam, sữa bò 250 gam, mật Ong lượng vừa phải. Phương pháp chế biến: Bóc vẩy củ Bách hợp, rửa sạch, hấp cách thủy khoảng 10 phút đến nhừ là được. Tiếp theo dùng máy xay nhuyễn Bách hợp, pha trộn với sữa, cho thêm mật Ong là được, mỗi ngày uống 1 lần.
Sữa tươi chứa nhiều vitamin B12, có công hiệu phòng chống chứng trầm cảm; Bách hợp có công hiệu nhuận phổi trị ho, thanh tâm, an thần; mật Ong chứa nhiều đường fructoza và đường glucoza, dễ hấp thụ. Thường xuyên ăn món này có thể khiến tinh thần dồi dào.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |