• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Vài nét về Trung Dược

    2012-03-13 16:13:43     CRIonline

    Trung Dược là gì? Một số bài thuốc trong Trung Dược phải chăng thực sự rất hiệu nghiệm ? Liệu có phải nguyên liệu hoang dã mới có hiệu quả không? Nghiên cứu viên Sở Nghiên cứu Trung Dược Viện Khoa học Trung Y Trung Quốc, Giáo sư Hội đồng Thường trực Hội Nghiên cứu dược học Trung Quốc Hách Cận Đại cho biết:

    Trung Dược là dược phẩm vốn có trong Trung Y cổ truyền Trung Quốc, căn cứ phương pháp bào chế được chia làm Trung Dược thành phẩm, nguyên liệu Trung Dược. Trung Dược chủ yếu bắt nguồn từ Trung Quốc, ngoài thuốc thực vật ra, còn có thuốc động vật như mật rắn, mật gấu, Lộc nhung, sừng Hươu v.v, nguyên liệu thuốc các loại vỏ hải sản như vỏ chân châu, vỏ sò biển; nguyên liệu thuốc khoáng sản bao gồm Long cốt, Từ thạch....Một số ít nguyên liệu Trung Dược đến từ nước ngoài, trong đó có Nhũ hương, Mạt dược, Tây dương sâm v.v.

    Trung Dược đã có hàng nghìn năm lịch sử, là thành quả rực rỡ mà nhân dân Trung Quốc thu được qua đấu tranh với bệnh tật. Thế nhưng kể từ thời cận đại đến nay, Trung Y đã chịu sự tác động của y học và văn hóa hiện đại phương Tây, khiến nhận thức về Trung Y của người Trung Quốc dần dần trở thành khái niệm chung và mơ hồ, sản sinh một số hiểu lầm thậm chí bóp méo tính chất, công hiệu và đặc điểm của Trung Dược. Vậy Trung Dược có hàm ý gì? Giáo sư Hách Cận Đại cho biết:

    "Người ta phổ biến cho rằng, miễn là những thuốc ứng dụng trong điều trị bệnh theo phép biện chứng dưới sự chỉ đạo của lý luận Trung Y đều có thể gọi là Trung Dược".

    Theo giải thích của Giáo sư Hách Cận Đại, định nghĩa của Trung Dược không thể tách rời với Trung Y. Có nghĩa là "Trung Dược" là những thuốc ứng dụng trong lâm sàng căn cứ nguyên tắc trị bệnh theo phương pháp biện chứng dưới sự chỉ đạo của lý luận Trung Y. Giáo sư nói, đây là điều hết sức quan trọng, ví dụ như Tây dương sâm, tuy không phải xuất xứ tại Trung Quốc, thế nhưng theo chỉ đạo của lý luận Trung Y, sau khi phối chế với các vị thuốc khác sẽ đạt mục đích chữa khỏi bệnh, vì vậy nó cũng thuộc về phạm trù Trung Dược.

    Song song với khoa học phát triển nhanh chóng, y học hiện đại đang xuất hiện đà phát triển đa nguyên. Hiện nay, ngày càng nhiều nước phương Tây ngày càng có hứng thú đối với liệu pháp và lý luận Trung Y; trong khi đó, việc trị bệnh bằng Trung Y Trung Quốc cũng đã thu hút hàng loạt phương pháp xét nghiệm và máy móc tiên tiến của Tây Y.

    Cho dù trong y học hiện đại đã xuất hiện xu hướng hội nhập, thế nhưng không thể làm lẫn lộn hệ thống y học với bối cảnh văn hóa khác nhau, ví dụ như đặc điểm của y học thí nghiệm Tây Y, đặc điểm trị bệnh theo phương pháp biện chứng của Trung Y.

    Giáo sư Hách Cận Đại cho rằng, hiện nay bất cứ đối với Trung Y Trung Dược hay là Tây Y Tây Dược, đều có một số người không thể nhìn nhận và sử dụng một cách chính xác tỉnh táo, ví dụ thường hay cả tin cái gọi là bài thuốc hiệu nghiệm của Trung Y, quá tin tưởng một số kỹ thuật và dược phẩm Tây Y, trên thực tế đây là điều bất lợi cho điều trị.

    Vậy, chúng ta nên làm thế nào mới có thể nhìn nhận đúng đắn bài thuốc hiệu nghiệm của Trung Y? Giáo sư cho biết, chính ra bài thuốc hiệu nghiệm không thần kỳ như truyền thuyết, những vị thuốc và thuốc phối chế trong phần lớn bài thuốc đều không có sự khác biệt rõ rệt so với lý luận và kinh nghiệm của Trung Y Trung Dược, đều nằm chung một hệ thống lý luận, chẳng qua có chút thay đổi về chủng loại và liều lượng thuốc mà thôi.

    "Kinh nghiệm và trải nghiệm của tôi cho thấy, hàng triệu bài thuốc dân gian do chúng tôi thu thập đều không có gì khác so với những bài thuốc do bác sĩ kê ra dưới sự chỉ đạo của lý luận Trung Y Trung Dược".

    Qua đó có thể thấy, sở dĩ nhiều bài thuốc hiệu nghiệm chưa thực sự hiệu nghiệm, bởi vì những bài thuốc đó đều đến từ dược điển chính thống của Trung Y Trung Dược cổ truyền, chứ không phải bài thuốc dân gian. Thế tại sao có một số bài thuốc thường hay xảy ra vấn đề khi sử dụng? Giáo sư Hách Cận Đại đã tổng kết một số nguyên nhân như sau.

    Một là bài thuốc không đúng chứng bệnh. Quá trình trị bệnh chủ yếu gồm chẩn đoán và điều trị, những người sử dụng bài thuốc hiệu nghiệm thường hay coi nhẹ chẩn đoán, dẫn đến bài thuốc không đúng chứng bệnh. Trong khi đó một số bài thuốc hiệu nghiệm lưu truyền trong dân gian là do một số người nào đó làm ra, nhìn thoáng qua cũng có vẻ hợp lý, song lại thiếu cơ sở lý luận và chưa được kiểm nghiệm của thực tiễn lâm sàng.

    Ví dụ như dấm là thực phẩm thể lỏng chứa axit actic, nếu dùng dấm ngâm xương cá, vỏ trứng ....trong thời gian dài có thể làm cho can-xi bị mất và đạt mục đích làm mềm xương cá và vỏ trứng. Trường hợp uống dấm khi bị hóc xương cá, do thời gian dấm dừng lại trong họng rất ngắn, không thể làm mềm xương cá. Nhưng nếu dùng dấm quá mức sẽ làm cho chứng viêm loét hệ thống tiêu hóa càng thêm trầm trọng, thậm chí dẫn đến xuất huyết nghiêm trọng  hệ thống tiêu hóa.

    Còn một số bài thuốc được gọi là bài thuốc hiệu nghiệm, chính là do thành phần thuốc không hợp lý, chứa nhiều thành phần độc tố. Loại bài thuốc này có thể thu được một số hiệu quả, khiến người ta dễ tin, song tác dụng độc tố rất lớn, hại lớn hơn lợi. Ví dụ như dùng Calomelas liều lượng lớn có thể hạn chế sinh trưởng của vi khuẩn, có một số hiệu quả đối với bệnh ngoài da, nhưng nếu lượng lớn Calomelas tích trữ trong cơ thể sẽ khiến người ta ngộ độc thủy ngân.

    Ngoài ra, Trung Quốc đất rộng bao la, tiếng địa phương chênh lệch rất nhiều. Tuy tên gọi thuốc giống nhau nhưng lại khác nhau về cây thuốc, cho nên nhất định phải thận trọng khi sử dụng bài thuốc hiệu nghiệm.

    Cũng như có người coi bài thuốc hiệu nghiệm là thuốc có công hiệu thần kỳ ngoài hệ thống Trung Dược cổ truyền của Trung Quốc, một số người cũng luôn cho rằng cây thuốc sinh trưởng hoang dã có hiệu quả tốt hơn cây thuốc do con người vun trồng, Giáo sư Hách Cận đại nói:

    "Trong quá trình phát triển nguyên liệu Trung Dược, việc trồng thuốc đã có lịch sử hết sức lâu đời, trong đó có rất nhiều loại cây thuốc đã được vun trồng từ đời Đường-Tống đến nay. Riêng về cây thuốc không tồn tại nhận xét cây thuốc hoang dã chắc chắn tốt hơn cây thuốc vun trồng".

    Giáo sư Hách Cận Đại nói, người ta cho rằng cây thuốc hoang dã tốt hơn cây thuốc vun trồng, đó là điều dễ hiểu, bởi vì một số ít cây thuốc hoang dã như Linh chi quả là tốt hơn nhiều so với Linh chi trồng; song nếu dùng "thuốc thiên nhiên" của Tây Y thay thế cho "Trung Dược", lại cho rằng đây là biện pháp quan trọng nhằm làm cho người Phương Tây chấp nhận Trung Dược, đây hoàn toàn là luận điệu hoang đường. Sự xuất hiện của "thuốc thiên nhiên" chính là thành quả mà giới y học phương Tây đạt được trong khi chuyển sang tìm kiếm tân dược trong giới thiên nhiên bởi người phương Tây lo ngại thành phần độc tố của thuốc sinh hóa. Đó là thuốc được bào chế từ một hoặc một số thành phần công hiệu thuốc đặc biệt của động thực vật bằng khoa học công nghệ.

    Thế nhưng, "thuốc thiên nhiên" được bào chế không có nghĩa là"Trung Dược", cho dù phần lớn cây thuốc đều thu hái từ "thiên nhiên", có một số cây thuốc cũng có thể trực tiếp đưa vào bài thuốc, song đó không phải là "Trung Dược" trên ý nghĩa thực sự, bởi vì Trung Dược là các loại thuốc nước và thuốc viên qua bào chế. Tác dụng bào chế ngoài khử tạp chất ra, tiện cho phối chế và uống ra, điều quan trọng là loại trừ và giảm thành phần độc tố và tác dụng phụ của thuốc, thay đổi tính năng và tăng cường hiệu quả điều trị của thuốc.

    Hai là Trung Dược là chỉ thuốc được phối chế theo bài thuốc căn cứ đặc tính của tứ khí, ngũ vị và quy tắc phối chế, chứ không phải là thuốc tổng hợp một cách tùy tiện, nhưng mà có thể phối chế thành các dạng thuốc nước, viên, bột, kem v.v, qua đó có thể thấy, "Trung Dược" và "thuốc thiên nhiên" là con đẻ của hai hệ thống y dược, mỗi thuốc đều có công hiệu tốt và tính năng cụ thể riêng, cho nên không thể vơ đũa cả nắm, càng không thể thay thế cho nhau.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>