![]() |
|
![]() |
![]() |
|
Bà Lan Ngọc Khanh là một phụ nữ nông thôn bình thường xã Long Giáo thành phố Long Hải, thành viên trong nhà bốn thế hệ chung sống, trên có mẹ chồng, dưới có cháu nội, con trai làm việc tại thành phố Hạ Môn, cả gia đình con gái lớn làm ăn buôn bán ở Vân Nam, còn cô con gái út đang học đại học ở Hạ Môn, tết Nguyên Đán hàng năm, cho dù bận rộn thế nào, họ đều cùng nhau về nhà ở thôn Tân Thố xã Long Giáo thành phố Long Hải phía Nam tỉnh Phúc Kiến ăn Tết.
Thôn Tân Thố là thôn dân tộc Xa xã Long Giáo phía Nam tỉnh Phúc Kiến, do vị trí địa lý của thôn đặc biệt, bờ bên kia là Khu khai thác Kinh tế Hạ Môn, đa số thanh niên trong thôn đều ra ngoài làm công, bình thường ở nhà đều là người già và trẻ em. Tục ngữ có câu "Giàu nghèo đều về nhà ăn tết", mấy hôm nay cả thôn bỗng náo nhiệt hẳn lên, bởi vì nông dân đi nơi khác làm ăn như bà Lan Ngọc Khanh đều khăn gói về nhà cả. Bà Khanh cũng 26 tết mới về tới ngôi nhà ba tầng thôn Tân Thố.
Chúng tôi đến phỏng vấn, bà Khanh và con gái lớn đang giết vịt trước cửa nhà, mặc dù hôm ấy trời se lạnh, nhưng hai mẹ con bà ngồi nhổ lông vịt trên thềm đá trước bậc cửa, chuyện trò vui vẻ. Bà Khanh là một người có tính tình cởi mở, không cảm thấy thẹn thùng đối với việc phỏng vấn đột ngột của chúng tôi. Bà Khanh nói, việc phấn khởi nhất hàng năm là cả nhà già trẻ gái trai cùng về nhà ăn tết, mặc dù có nhà ở Hạ Môn, nhưng bình thường đều tiết kiệm để những ngày cuối năm về quê đón năm mới một cách đàng hoàng, trang trí nhà cửa ở nông thôn thật đẹp mắt, để bà con hàng xóm chung quanh biết gia đình họ có cuộc sống hạnh phúc.
Nhà ở trong thôn đều trang trí như mới hoàn toàn là do người nội trợ của từng nhà đã phát động một cuộc tổng động viên dọn vệ sinh, nhà có các em học sinh nghỉ tết đều tham gia lao động. Thói quen trong thôn thường là khoảng 20 tháng chạp là bắt đầu dọn dẹp vệ sinh, phải quét dọn hết trong ngoài nhà, sau đó dùng khăn lau chùi cửa sổ, chăn chiếu đem ra phơi phóng, bát đũa cũng phải rửa sạch khử trùng. Bà Khanh là người nội trợ trong nhà, mấy hôm nay đã quét dọn tươm tất trong ngoài nhà. Công việc tiếp theo là xếp đặt hàng tết mua về đâu vào đấy, bà đã "Mệnh lệnh" chồng bà đi chợ trong thôn chia thịt lợn.
Chia thịt lợn cũng là tập quán đón tết Nguyên Đán của thôn dân tộc Xa Tân Thố Long Giáo. Nhà có nuôi lợn sẽ lựa chọn ngày giáp tết, mời bà con hàng xóm đến, chọn mấy con lợn béo nhà nuôi ra, mấy người đàn ông trung niên cùng nhau giết lợn, sau đó căn cứ theo nhu cầu của từng gia đình, trả tiền theo trọng lượng thịt, tự xách một tảng thịt lợn về nhà làm món ăn chính 30 tết.
Khi ăn bữa cơm tối 30 tết xum họp, nhà nào nhà nấy dùng một cái lò đất mới, trong đốt than củi đỏ rực để dưới gầm bàn, tượng trưng cho gia đình hạnh phúc, phát đạt, đi lên bừng bừng. Vì thế, đêm giao thừa cả nhà quây quần cùng ăn bữa cơm còn gọi là "Vi lư" có nghĩa là vây quanh bếp lửa hồng.
Ngoài chuẩn bị trước thịt gà, vịt, lợn ra, bà Khanh còn cùng phụ nữ trong thôn dùng rơm rạ nấu "Fa-gao" tức bánh Bò. Bà Khanh cho biết, món ăn tết truyền thống của phía Nam tỉnh Phúc Kiến đều có ngụ ý của nó, như "Fa-gao" tức bánh Bò có ngụ ý là năm nào cũng phát tài, như cây mía có ngụ ý là cao lên từng đốt.
Những món ăn ngon của mâm cỗ đêm giao thừa có con số tốt lành, thường dùng số đôi, mỗi món ăn cũng có hàm ý tốt, ví dụ như món cá tượng trưng năm nào cũng có dư thừa, món gan lợn tỏ ý vận quan thông suốt, rau hẹ là hạnh phúc lâu dài.v.v... Ngoài ra, trên bàn còn có một đĩa Sò huyết, chỉ cần dội qua nước sôi, là có thể ăn tái, sò huyết càng đỏ càng ngon, vỏ sò tượng trưng vàng bạc, ăn xong để vỏ sò sau cửa qua tết, bày tỏ mong muốn vàng bạc đầy nhà, quanh năm phát tài.
Bữa cơm Giao thừa, nếu có người nhà chưa về thì để trống một chỗ ngồi, trên bàn để riêng một chiếc bát một đôi đũa và một chén rượu, cho thấy cả nhà xum họp đầy đủ ăn tết. Sau bữa tiệc, người lớn mừng tuổi cho trẻ em và bố mẹ già phong bao, mong bố mẹ mạnh khỏe sống lâu. Người nội trợ lấy bát xới mấy bát cơm đầy, còn có bánh bò, cam.v.v...,trên để tờ giấy viết chữ "Xuân", lần lượt để ở phòng khách, nhà bếp hoặc buồng ngủ, gọi là "Cơm xuân". "Xuân" tiếng Mân Nam địa phương na ná với "Thừa", ngụ ý quanh năm dư thừa, ăn mặc thừa thãi. "Fa-gao" tức bánh Bò tỏ ý hưng thịnh phát đạt, quanh năm phát tài, cam quýt tỏ ý viên mãn, cát tường.
Bầu không khí ngày tết là để giữ gìn truyền thống, truyền thống ăn tết của phía Nam tỉnh Phúc Kiến rất phong phú, ngoài vui vẻ cát tường ra, còn có ý nghĩa kính trọng người cao tuổi thương yêu trẻ em. Bà Lan Ngọc Khanh là phụ nữ 62 tuổi người khu vực phía Nam tỉnh Phúc kiến tuy đã có cháu nội, nhưng bà đồng thời là con dâu hiếu thảo, trên còn có mẹ chồng hơn 80 tuổi, vì là bậc dưới, sau khi ăn xong bữa cơm đoàn tụ tối 30 tết, mặc dù đã rất mệt mỏi, nhưng bà vẫn kiên trì tập quán đón giao thừa.
Tập quán đón giao thừa 30 tết Âm lịch của người Mân Nam tỉnh Phúc Kiến, tương truyền con cháu đêm 30 tết Âm lịch ngủ càng muộn thì người bậc trên càng sống lâu. Trước đây không có TV xem, nhiều nhà sau khi ăn xong bữa cơm xum họp, lại rang một thúng lạc còn nguyên vỏ, mọi người ngồi quây quần vừa bóc lạc ăn vừa trò chuyện thâu đêm.
![]() |
![]() |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |