"Một cây tre to cao chỉ đáng giá 10 Nhân dân tệ, dùng hai đốt cây tre này có thể đan bện một tác phẩm nghệ thuật tre bán với giá 4 – 5 nghìn Nhân dân tệ." Đây là ấn tượng sâu sắc nhất khi chúng tôi khi phỏng vấn các cô gái "Hợp tác xã hàng thủ công mỹ nghệ tre nứa Mậu Lan" tại Lệ Ba tỉnh Quí Châu.
Lệ Ba nằm ở Kiềm Nam tức phía nam tỉnh Quí Châu Trung Quốc, năm 2007 được đưa vào danh sách di sản thiên nhiên Thế giới, với địa mạo rừng Ka-si-te trưởng thành chín muồi và bảo tồn nguyên vẹn làm tiêu biểu của Khu bảo tồn thiên nhiên Mậu Lan.
Ông Nhiễm Cảnh Thừa, Cục trưởng Cục quản lý Khu bảo tồn Thiên nhiên Mậu Lan kể cho chúng tôi biết nguyên do phát triển ngành thủ công mỹ nghệ tre nứa của địa phương :
Khu bảo tồn là Khu quản lý phân khu. Tại khu hạt nhân và khu đệm không cho phép triển khai hoạt động sản xuất, nhất là Khu hạt nhân quản lý rất nghiêm ngặt. Nhưng trong Khu bảo tồn thiên nhiên cũng có rất nhiều tài nguyên có thể tái sinh, có thể sử dụng đúng mức như rừng tre nứa phía sau. Ở đây có mấy chục loại tre, mà tre tái sinh rất mạnh, có thể sử dụng đúng mức. Nhằm vào tình hình này, chúng tôi tuyển chọn một số người có sở trường về mặt này đến tỉnh Tứ Xuyên học tập, chúng tôi cung cấp một số điều kiện như phí tổn tàu xe, học phí cho họ.
Cô gái Diêu Ưu Phượng người dân tộc Bu-i là một trong những học viên được Cục quản lý Khu bảo tồn cử đi học tập đan lát. Nhà cô gái Phượng ở trong khu hạt nhân của Khu bảo tồn, hiện nay còn có hơn hai nghìn người sinh sống ở đây. Theo qui định của khu bảo tồn, từng cây cỏ cành cây trong Khu bảo tồn đều được bảo vệ, thanh niên địa phương vì cuộc sống thường lựa chọn đi nơi khác tìm việc làm. Cô gái Diêu Ưu Phượng nhà nghèo sau khi tốt nghiệp lớp 12 cũng chuẩn bị tự lực cánh sinh. Cô Diêu Ưu Phượng cho biết, năm 2008 vừa tốt nghiệp cấp ba về nhà thì nghe nói lãnh đạo Cục Quản lý Khu bảo tồn đến xã chúng tôi làm công tác tuyên truyền cho biết Tứ Xuyên có một lớp đào tạo kỹ thuật đan lát, sau đó tôi đã báo tên xin đi.
Tốp học viên này học tập 45 ngày tại Lớp đào tạo đan lát Tứ Xuyên, rồi trở về quê hương Lệ Ba. Các cô gái này cũng như lãnh đạo Cục quản lý Khu bảo tồn đều nhìn thấy triển vọng hết sức tốt đẹp của ngành đan lát tre nứa --- Đây gần như là một kinh doanh không cần vốn.
Đương nhiên, công nghệ này không phải ai cũng làm được. Cô Phượng cho biết họ có cả một qui trình công nghệ và yêu cầu kỹ thuật sản xuất của mình.
Cô Phượng cho biết, đan lát tre của chúng tôi là xử dụng tre Từ và tre Đơn chất lượng tốt của vùng núi Ka-si-te Mậu Lan, sau khi chặt cây tre xuống, cưa thành từng khúc, vót bóng, nhuộm màu, còn phải xử lý phòng chống mọt, mục và mốc, qua các kỹ thuật khêu, ép, ghép, chẻ đan lát thành. Một bức tranh bình thường cũng phải làm mất một tuần lễ. Từ đầu chí cuối đều là đích thân làm, một bức tranh đều phải do một người làm.
Về kỹ thuật, cô Phượng là một trong những tay thợ giỏi trong các cô gái này. Chúng tôi nhìn thấy trong tủ kính của Hợp tác xã có mấy tấm bằng khen đoạt giải trong các cuộc thi công nghệ đan lát. Cô Phượng rất tự tin với tay nghề của mình. Cô Phượng cho biết, các cô học nghề về có suy nghĩ cùng nhau làm ngành nghề này. Lãnh đạo Cục quản lý Khu bảo tồn chỉ đạo chúng tôi tốt nhất là tổ hợp lại, nhà nước có chính sách nâng đỡ nông dân lập nghiệp, Hợp tác xã của nông dân sẽ được miễn giảm thuế, chính sách nâng đỡ cũng tương đối nhiều. Thế là chúng tôi đến Cục Công Thương đăng ký Hợp tác xã nông dân chuyên ngành nghề.
Năm sáu cô gái chưa đầy hai mươi tuổi do học được nghê đan lát tre, bắt đầu đi lên con đường lập nghiệp. Các cô gái này nghĩ rất đơn giản là lập nghiệp tại xã nhà thì không phải đi đến tỉnh duyên hải có nền kinh tế phát triển làm công nhân. Nhưng con đường lập nghiệp thực sự không phải đơn giản như họ tưởng tượng.
Nhưng thật may mắn là Cục Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mậu Lan coi Hợp tác xã này hoàn toàn như là công việc của mình. Phòng Phát triển xã hội của Cục Quản lý chuyên phụ trách các dự án của dân cư trong Khu bảo tồn, Hợp tác xã hàng thủ công mỹ nghệ tre nứa Mậu Lan hình thành phát triển trước sự nâng đỡ đắc lực của Cục Quản lý.
Đồng chí Trương Nhạn Tuyền, cán bộ phụ trách dự án của Phòng Phát triển xã hội Cục Quản lý Khu bảo tồn cho biết, chúng tôi luôn quan tâm từ đầu chí cuối. Từ bắt đầu xin đăng ký Hợp tác xã, chúng tôi đích thân giúp họ liên hệ, làm thủ tục, tiến hành nâng đỡ tiền vốn, kể cả nơi sản xuất cũng do Cục quản lý cung cấp miễn phí. Chúng tôi cũng cho một số tiền làm vốn khởi động. Chúng tôi cũng thông qua tài nguyên tin tức của mình liên hệ với bên ngoài, ví dụ như xin một số tiền vốn nâng đỡ với huyện, Cục Lâm nghiệp và Sở Lâm nghiệp thì mới có sự phát triển như hiện nay, Hợp tác xã hàng thủ công mỹ nghệ tre nứa phát triển tương đối khá.
Cô Diêu Ưu Phượng cho biết, Hợp tác xã dựa vào một Trung Tâm thủ công mỹ nghệ tre nứa của Tứ Xuyên, nhận làm theo đơn đặt hàng của họ, mặt hàng của Hợp tác xã chủ yếu bán ra thị trường nước ngoài. Chị Phượng nói, Hiện nay chúng tôi còn chưa nắm được tình hình thị trường, chỉ biết về mặt sản xuất, thiếu kinh nghiệm về mặt tiêu thụ. Sau này chúng tôi muốn xây dựng Khu bảo tồn thành một Trung tâm sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tre nứa, tập hợp lao động dư dôi của Khu bảo tồn vào Hợp tác xã của chúng tôi để cùng nhau đi lên con đường khá giả.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |