Sau Tết Nguyên Đán, các địa phương Trung Quốc lại xuất hiện tình trạng "thiếu hụt lao động", tình hình này đã diễn ra liên tục trong những năm gần đây. Một số chuyên gia và học giả cho rằng, thiếu hụt lao động trầm trọng đầu năm" đã phản ánh lao động Trung Quốc có tính lưu động rất lớn, tiến trình đô thị hóa vẫn tồn tại một số vấn đề khó khăn.
Tại chợ lao động ở đường Kinh Bát, thành phố Tế Nam, tỉnh lỵ tỉnh Sơn Đông, phóng viên bắt gặp anh Lưu Văn Chí, nông dân ở Vũ Thành, tỉnh Sơn Đông đến tìm việc làm. Anh Chí năm nay 39 tuổi, dự định tìm việc làm về trang trí nội thất hoặc ở công trường xây dựng, mức lương tối thiểu là 120 tệ/ngày, anh nói, hiện nay tìm việc làm với mức lương như vậy không khó.
Giống như anh Lưu Văn Chí, hàng năm sau Tết, rất nhiều nông dân Trung Quốc về quê trước Tết đều trở lại thành phố tìm việc làm. Những năm trước, cơ quan chính quyền các cấp Trung Quốc luôn phải đau đầu vì việc làm thế nào giúp lao động nông dân tìm được việc, tuy nhiên những năm qua, cùng với kinh tế phát triển nhanh chóng và nhu cầu sử dụng lao động tăng lên, các nhà quản lý lại phải nghĩ cách làm thế nào để giữ được người lao động ở lại cũng như tuyển công nhân từ nơi khác.
Mới đây, ông Trương Văn Ba, Giám đốc Công ty TNHH Kim cương Vĩnh Cơ, huyện Bình Ấp, tỉnh Sơn Đông cũng lao tâm khổ tứ để làm thế nào tuyển được lao động thích hợp. Ông nói, nhân viên hiện nay của công ty nếu thuyết phục được nhân viên cũ rời khỏi công ty trước đây trở lại làm việc, sẽ được thưởng 3000 tệ; trong khi đó cách đây 10 năm, ai muốn vào làm việc ở công ty thì phải "đi cửa sau", tìm quan hệ.
Hiện tượng "thiếu hụt lao động" phản ánh sự di chuyển của lao động Trung Quốc đã đi vào "bước ngoặt Lewis". Ông Trương Vệ Quốc, Giám đốc Viện Nghiên cứu Kinh tế Học viện Khoa học Xã hội tỉnh Sơn Đông nói: "Nguồn lao động nông thôn không còn là vô tận nữa, các ngành nghề và khu vực đều đang tranh giành lao động, vì vậy, giá lao động cũng theo đó mà tăng lên."
Những năm qua, tình trạng "thiếu hụt lao động nghiêm trọng" thường xảy ra sau Tết Nguyên Đán và để tuyển được công nhân, một số doanh nghiệp buộc phải nâng cao mức lương.
Hiện tượng "thiếu hụt lao động" xuất hiện hàng năm vừa tạo cơ hội cho tăng giá lao động, vừa phản ánh lao động Trung Quốc vẫn tồn tại tính lưu động rất lớn cũng như quan hệ giữa doanh nghiệp và người lao động không ổn định, hiện tượng này thể hiện rõ nét nhất đối với đội ngũ lao động nông dân và người có thu nhập thấp ở thành phố.
"Hàng năm cứ đến đầu năm tôi lại tìm việc làm mới, có khi một năm phải đổi 5-6 việc làm, ai trả lương cao, tôi làm cho người ấy". Anh Lưu Văn Chí nói, chi phí sinh hoạt ở thành phố rất cao, anh không mua nổi nhà, hiện nay mỗi năm anh kiếm được 30-40 nghìn Nhân dân tệ, còn phải trả học phí cho con, dựa vào mức thu nhập này khó mà sống hết đời ở thành phố, đến lúc tuổi già, không thể làm tiếp được nữa, anh sẽ về quê sinh sống.
Mối quan tâm lo lắng đối với vấn đề dưỡng lão trong tương lai của anh Lưu Văn Chí cũng chính là mối quan tâm chung của đa số lao động nông dân Trung Quốc. Theo báo cáo phát triển dân số vãng lai do Ủy ban Dân số và Kế hoạch hoá gia đình Trung Quốc công bố năm ngoái, hiện nay, tỷ lệ dân số vãng lai tham gia đóng bảo hiểm xã hội vẫn tương đối thấp. 52% dân số vãng lai có việc làm chưa tham gia đóng bất cứ loại bảo hiểm xã hội nào, đặc biệt đối với các ngành khai thác, chế tạo và xây dựng có rủi ro tai nạn lao động cao, thì tỷ lệ tham gia bảo hiểm tai nạn lao động vẫn chưa đạt quy định của "Điều lệ bảo hiểm tai nạn lao động".
Ông Trương Vệ Quốc nói, các nhân tố như giá nhà ở thành phố cao, tỷ lệ tham gia đóng bảo hiểm dưỡng lão thấp, thu nhập của lao động không cao... đã tác động tới tiến trình đô thị hóa, trong khi đó, tính không ổn định của tiến trình đô thị hóa và tính lưu động của lao động lại tác động tới tính ổn định của quan hệ lao động, từ đó làm tăng sức ép "thiếu hụt lao động" ở Trung Quốc.
Chuyên gia chỉ rõ, năm 2010, tỷ lệ đô thị hóa của Trung Quốc là 46,59%, trong khi đó dân số có hộ khẩu thành phố chỉ chiếm khoảng 33% tổng dân số, điều này có nghĩa là có 13,6% dân số, tức 128 triệu người sinh sống ở thành phố chưa thực hiện đô thị hóa thực sự, hiện tượng bán đô thị hóa này đã trở thành nguyên nhân quan trọng khiến lao động Trung Quốc có tính lưu động quá lớn.
Một số doanh nghiệp Trung Quốc đã nhận thức được tầm quan trọng của việc ổn định cuộc sống cho người lao động ở thành phố, để duy trì quan hệ lao động ổn định, họ đã đưa ra nhiều nỗ lực. Ở quận Bác Sơn, thành phố Tri Bác, tỉnh Sơn Đông, một số doanh nghiệp mạnh đã cung cấp ký túc xá miễn phí cho nhân viên, thậm chí còn cho vay tín dụng ưu đãi với lãi suất 0% để nhân viên mua nhà, hoặc cung cấp nhà ở cho thuê với giá rẻ.
Ông Vương Úy, Phó Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nông nghiệp và Nông thôn, Đại học Tài chính Sơn Đông nói, muốn nâng cao tính ổn định của tiến trình đô thị hóa và tính ổn định của quan hệ lao động, điều quan trọng nhất là phải nâng cao mức lương của người lao động. Nhưng, hiện nay nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đang đứng trước tình hình tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, đơn đặt hàng nước ngoài không nhiều, muốn tăng lương, thì đòi hỏi phải không ngừng nâng cao năng suất sản xuất lao động.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |