Quỹ Phát triển Trung Quốc-châu Phi là một trong 8 biện pháp hợp tác giữa Trung Quốc và châu Phi được đề xuất tại Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc-châu Phi năm 2006 diễn ra tại Bắc Kinh, Quỹ này là quỹ đầu tư đầu tiên và duy nhất của Trung Quốc đầu tư vào châu Phi, thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào châu Phi. Khi giới thiệu tình hình hoạt động ở châu Phi của Quỹ, Ông Lã Chính Nghĩa, Trưởng đại diện của Quỹ Phát triển Trung Quốc-châu Phi tại Nam Phi nói:
"Quỹ Phát triển Trung Quốc-châu Phi là nhằm thúc đẩy doanh nghiệp và vốn của Trung Quốc đầu tư vào châu Phi, tạo thêm việc làm cho địa phương và làm tăng thêm đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương. Xét từ tình hình hiện nay, đã có khoảng 800 triệu đô-la Mỹ trong số vốn 1 tỷ đô-la Mỹ đợt đầu theo quy hoạch. Theo tỷ lệ cổ phần đầu tư, Trung Quốc chiếm 20%-40%. Lấy 30% làm tỷ lệ bình quân, có thể tính ra quy mô đầu tư của Quỹ sẽ lôi kéo khoảng 3 tỷ đô-la Mỹ vốn đầu tư của doanh nghiệp Trung Quốc; đồng thời, đầu tư còn huy động vốn cho vay ở mức nhất định, nếu tính theo tỷ lệ vốn cho vay chiếm khoảng 60%, vốn đầu tư tự có chiếm khoảng 40%, Quỹ Phát triển Trung Quốc-châu Phi sẽ thúc đẩy doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư khoảng 10 tỷ đô-la Mỹ vào châu Phi."
Văn phòng đại diện tại Nam Phi là văn phòng đại diện đầu tiên của Quỹ Phát triển Trung Quốc-châu Phi kể từ khi thành lập, ông Lã Chính Nghĩa đã cho biết nguyên nhân lựa chọn đặt văn phòng đại diện ở Nam Phi.
"Nam Phi là nền kinh tế lớn nhất châu Phi, chiếm 25%-30% tổng lượng kinh tế của châu Phi, so với các nền kinh tế khác ở châu Phi, Nam Phi có tình hình kinh tế rất sôi động, đặc biệt là thành phố Giô-han-ne-xbớt là trung tâm kinh tế và tài chính của vùng châu Phi nằm ở phía nam sa mạc Sa-ha-ra, việc huy động vốn của trên 85% dự án lớn đều phải thông qua Giô-han-ne-xbớt, các ngân hàng lớn trên thế giới đều mở chi nhánh ở Giô-han-ne-xbớt, bao gồm Ngân hàng Kiến Thiết Trung Quốc, Ngân hàng Trung Quốc và Ngân hàng Công Thương Trung Quốc, ở đây có điều kiện ưu việt cho đầu tư vào châu Phi."
Hiện nay, các dự án đầu tư của Quỹ Phát triển Trung Quốc-châu Phi chủ yếu liên quan tới các lĩnh vực như sản xuất và lắp ráp xe hơi, xi măng, khai khoáng, điện lực và cơ sở hạ tầng.
Ngân hàng Thương mại Rand—ngân hàng đầu tư thuộc Ngân hàng Rand một Nam Phi là đối tác hợp tác của Quỹ Phát triển Trung Quốc-châu Phi, cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư cho Quỹ, giúp Quỹ và doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư cho Quỹ tìm kiếm dự án đầu tư, và hỗ trợ lập dự án tại Nam Phi. Ông Erwin Pon, Tổng Giám đốc Ban phát triển nghiệp vụ Trung Quốc-châu Phi thuộc Ngân hàng Thương mại Rand đánh giá rằng, tình hình phát triển của Quỹ Phát triển Trung Quốc-châu Phi có định vị rõ ràng. Ông nói:
"Quỹ Phát triển Trung Quốc-châu Phi coi mình là cầu nối và trợ tá của doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào châu Phi, thông qua kinh nghiệm phát triển ở châu Phi và sự hiểu biết đối với châu Phi để giúp doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào châu Phi, chia sẻ rủi ro."
Tuy nhiên, giống như nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào châu Phi, Quỹ Phát triển Trung Quốc-châu Phi cũng đứng trước sự nghi ngờ, thậm chí là phản đối của địa phương, một số nhân sĩ giới thương mại và chính trị quan ngại đầu tư của Trung Quốc sẽ giảm thiểu việc làm của địa phương, lấy mất tài nguyên địa phương. Đối với những nghi ngờ này, ông Erwin Pon chỉ ra rằng, các doanh nghiệp Trung Quốc bao gồm Quỹ Phát triển Trung Quốc-châu Phi, một mặt phải thông qua hành động để thể hiện quan niệm đầu tư lâu dài, thực hiện phát triển chung, mặt khác cũng phải tăng cường tuyên truyền bản thân, để người dân địa phương có sự hiểu biết nhiều hơn đối với doanh nghiệp Trung Quốc. Ông nói:
"Doanh nghiệp Trung Quốc phải thông qua hợp tác với Chính phủ, để dân chúng đồng thuận hình ảnh của doanh nghiệp Trung Quốc, thay đổi định kiến vốn có cho rằng doanh nghiệp Trung Quốc chỉ đầu tư trong thời gian ngắn, lấy xong tài nguyên thì sẽ về nước. Doanh nghiệp Trung Quốc có ý nguyện đầu tư lâu dài, mong thực hiện phát triển chung với địa phương, cá nhân tôi tin tưởng điều này. Hiện nay cần phải tăng cường tuyên truyền, để càng nhiều người biết được."
Năm 2011, hợp tác kinh tế-thương mại giữa Trung Quốc và các nước châu Phi tiếp tục sâu sắc, đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế-xã hội châu Phi phát triển. Hiện nay, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi, châu Phi là điểm đến đầu tư lớn thứ 4 của Trung Quốc. Số liệu của Bộ Thương mại Trung Quốc cho thấy, trong 3 quý đầu năm 2011, kim ngạch thương mại hai chiều Trung Quốc-châu Phi lên tới 122,2 tỷ đô-la Mỹ, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2010; vốn đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào các ngành ngoài tài chính của châu Phi lên tới 1,08 tỷ đô-la Mỹ, tăng 87%.
Thế nhưng, cùng với hợp tác kinh tế-thương mại Trung Quốc-châu Phi không ngừng sâu sắc, những luận điệu và phê phán Trung Quốc thi hành "chủ nghĩa thực dân mới" tại châu Phi cũng thường xuyên xuất hiện. Giáo sư Martyn Davis của Học viện Thương mại Gordon, Đại học Pretoria, nhà kinh tế học nổi tiếng Nam Phi cho rằng cách nói trên là không có cơ sở.
Giáo sư Martyn Davis nhấn mạnh, xuất phát từ hiện trạng phát triển kinh tế, châu Phi đòi hỏi vốn đầu tư đến từ khắp nơi trên thế giới để cải thiện mức sống của nhân dân châu Phi. Giáo sư nói:
"Sự phản bác tốt nhất đối với cái gọi là 'chủ nghĩa thực dân mới' là, châu Phi cần vốn đầu tư, bất kể vốn đầu tư này đến từ Bra-xin, Pháp, hay nước khác. Thị trường châu Phi hết sức rộng lớn, đối với các nước đều là cơ hội. Ở đây có hàng trăm triệu người sống trong hoàn cảnh nghèo khó, châu Phi cần thông qua tăng trưởng kinh tế để thực hiện sự phát triển của xã hội."
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |