Chứng lõm ngực là dị tật bẩm sinh, gồm bốn đặc điểm, hai vai vươn về phía trước, lưng hình cung, ngực lõm xuống, bụng ưỡn ra. Nam giới nhiều hơn nữ giới, tỷ lệ phát sinh do di truyền trong gia đình gây nên chiếm 0,25%, tỷ lệ phát sinh ngoài trường hợp di truyền gia đình chỉ chiếm 0,1%.
Chứng lõm ngực nặng làm cho lồng ngực lõm xuống và đè lên tim và phổi, gây phương hại tới chức năng tim phổi, trong khi đó dị hình lồng ngực cũng gây tác động nhất định đối với tâm lý của người bệnh, điều cần phải đặc biệt chú ý là trường hợp lõm ngực ở trẻ sơ sinh với triệu chứng tương đối nhẹ thường không được coi trọng đúng mức. Trên thực tế, đa phần trẻ sơ sinh lõm ngực đều gầy gò, không thích hoạt động, dễ bị viêm nhiễm đường hô hấp, trong hoạt động hàng ngày thường hay xuất hiện các triệu chứng tim đập nhanh, hơi thở ngắn, khó thở. Mặc dù hiện nay chưa biết rõ nguyên nhân cụ thể dẫn đến chứng lõm ngực, song tóm lại có ba nguyên nhân, bác sĩ Ngũ Thanh cho biết:
"Một là xương sườn phần dưới phát triển quá nhanh, xương ngực bị đè và bị lệch, hai là mặt sau xương ngực phần dưới xuất hiện hiện tượng phần xương cơ bắp phát triển quá ngắn, do đó kéo xương ngực lệch về phía sau, ba là nhân tố di truyền.
Bác sĩ Ngũ Thanh lưu ý rằng, một khi phát hiện chứng lõm ngực ở trẻ, chúng ta không nên lo ngại, mà phải đưa trẻ đi khám bác sĩ, bác sĩ sẽ căn cứ mức độ nặng nhẹ của chứng lõm ngực để quyết định liệu có tiến hành phẫu thuật hay không? Và tiến hành phẫu thuật vào giai đoạn nào.
"Chứng lõm ngực có thể chẩn đoán bằng mắt, nhưng cần phải kiểm tra kỹ mới biết được mức độ nặng nhẹ của chứng lõm ngực. Ví dụ như kiểm tra bằng điện tâm đồ, siêu âm; hai là kiểm tra chức năng phổi; ba là kiểm tra bằng CT để xác định liệu có phẫu thuật hay không"?
Trước những nhận xét sai lệch trong điều trị chứng lõm ngực, bác sĩ Ngũ Thanh nhấn mạnh, chứng lõm ngực không phải là do thiếu can-xi gây nên, vì vậy không cần tiến hành điều trị và cải thiện bằng cách bổ sung can-xi. Hiện nay, phẫu thuật là phương pháp hữu hiệu duy nhất trong chữa trị chứng lõm ngực.
So với phẫu thuật truyền thống, phẫu thuật nội soi lồng ngực kết hợp phẫu thuật NUSS không vết mổ là phương pháp được áp dụng rộng rãi nhất và thu được hiệu quả khá. Đây là phương pháp chỉnh hình hoàn toàn mới với vết mổ cực nhỏ, tức là ghép tấm kim loại làm theo kích thước của người bệnh dưới sự hướng dẫn của nội soi lồng ngực, nhằm đẩy xương ngực bị lõm xuống và toàn bộ xương sụn trên sườn trở lại vị trí bình thường, nhưng không cắt bỏ bất cứ xương sườn nào, cũng không cắt bỏ bắp thịt của phần ngực.
Trong khi đó, phẫu thuật truyền thống vết mổ lớn, bắp thịt và xương sườn bị phá hoại rất nhiều, thời gian phẫu thuật mất từ 4-6 tiếng đồng hồ, ra máu nhiều. Phẫu thuật không vết mổ hiện nay bình quân diễn ra trong 35 phút, vết mổ nhỏ, ra máu ít, bắp thịt và xương sụn trên sườn hoàn hảo, số ngày nằm viện cũng giảm thiểu rất nhiều. Ngoài có thể cải thiện chức năng tim phổi ra, còn có thể uốn nắn vị trí của xương ngực và xương sườn, đảm bảo hình thức khỏi bị xấu đi, đây là điều đặc biệt quan trọng ở bé gái.
Bác sĩ lưu ý rằng, công tác chuẩn bị trước khi phẫu thuật rất cần thiết. Trước hết, bệnh nhân cần phải chú ý thêm bớt quần áo theo sự biến đổi của thời tiết, đề phòng cảm cúm. Bác sĩ và người nhà nên hướng dẫn trẻ em mắc chứng lõm ngực tập ho, khạc đờm và hít thở bằng bụng, 8 tiếng đồng hồ trước khi phẫu thuật không được ăn uống, để tránh bị nôn trong quá trình gây tê và phẫu thuật, từ đó dẫn đến viêm phổi và tắt thở. Duy trì môi trường nội thất sạch sẽ và yên tĩnh, đảm bảo chất lượng giấc ngủ cho trẻ mắc bệnh, khi cần thiết còn phải dùng thuốc ngủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bên cạnh đó, do xương ngực đè lên tim, phổi và thực quản, khiến một số trẻ mắc bệnh lõm ngực phát triển chậm chạp, người gầy và yếu, dễ xảy ra viêm nhiễm đường hô hấp, xuất hiện triệu chứng bị ợ sau khi ăn cơm, cần phải đánh giá tình hình dinh dưỡng của trẻ trước khi tiến hành phẫu thuật, giới thiệu tầm quan trọng và sự cần thiết trong đảm bảo dinh dưỡng cho phẫu thuật, hướng dẫn trẻ ăn thực phẩm chứa lượng protein cao, lượng calo cao và vitamin nhiều,ví dụ như các loại thịt, trứng, sữa, hoa quả tươi và rau xanh. Trường hợp cần thiết có thể bổ sung năng lượng và vitamin qua truyền thuốc, dùng thuốc kháng sinh và thuốc cầm máu.
Trẻ đã lớn mắc chứng lõm ngực sẽ lo nghĩ nhiều, biểu hiện chủ yếu là sợ mổ và thuốc gây tê, lo đến hiệu quả sau khi phẫu thuật cũng như ảnh hưởng của phẫu thuật đối với học tập và đời sống. Nhân viên hộ lý cần phải kịp thời trao đổi với trẻ mắc bệnh và phụ huynh của trẻ để tìm hiểu trạng thái tinh thần của trẻ, phối hợp với bác sĩ để triển khai việc phổ biến kiến thức hữu quan. Căn cứ vào đặc điểm độ tuổi và tâm lý của trẻ em mắc chứng lõm ngực, giới thiệu tầm quan trọng của phẫu thuật cũng như quá trình và hiệu quả phẫu thuật. Liệu chứng lõm ngực có thể đề phòng hay không? Cho dù gặp rất nhiều khó khăn, nhưng bác sĩ Ngũ Thanh cho rằng, căn cứ đặc điểm bệnh lý của chứng lõm ngực, chúng ta có thể đề phòng ở mức đối đa.
"Đề phòng chứng lõm ngực trước hết cần phải bắt đầu từ sinh nở và nuôi dưỡng khoa học, nếu như phát hiện thai nhi có vấn đề ở giai đoạn sớm nên tìm cách giải quyết, sau khi trẻ con ra đời thì phải ngăn chặn sự phát triển của chứng lõm ngực, uốn nắn tư thế, hành vi và tập quán không tốt của trẻ em, như vậy sẽ thu được hiệu quả nhất định".
Mặc dù chứng lõm ngực không liên quan tới thiếu can-xi, cũng không thể điều trị bằng cách bổ sung can-xi, thế nhưng lượng hấp thụ can-xi sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới sự sinh trưởng bộ xương và chiều cao của con người. Nói chung tuổi càng nhỏ tỷ lệ hấp thụ can-xi càng cao, tỷ lệ hấp thụ can-xi của trẻ sơ sinh là 60%, người thành niên là 20%, tuổi càng nhiều càng ít, tỷ lệ hấp thụ can-xi của thanh niên ở độ tuổi 18 cũng chỉ chiếm 25% mà thôi, vì vậy bổ sung can-xi càng sớm càng tốt.
Chuyên gia cho rằng, theo đặc điểm xương của trẻ em, thời cơ uốn nắn dị hình lõm ngực tốt nhất tiến hành từ 2-4 tuổi, đây cũng là giai đoạn tốt nhất trong việc bổ sung can-xi cho trẻ em, cho nên cần tăng cường ý thức bổ sung can-xi qua thực phẩm, trong đó sữa bò chứa hàm lượng nhiều nhất, mà còn dễ hấp thụ. Bên cạnh đó, nên thường xuyên dùng thực phẩm chứa lượng Lactoza cao, nhờ đó có thể giảm thiểu chỉ tiêu PH trong đường ruột, có lợi cho hấp thụ can-xi.
Kinh nghiệm cho thấy, thường xuyên phơi nắng, có lợi cho chúng ta hấp thụ và tận dụng can-xi. Nói chung tốt nhất lần lượt phơi nắng nửa tiếng đồng hồ trước 9 giờ sáng và 5 giờ chiều. Thành phần Axít Aminô trong lượng Protein vừa phải cũng có lợi cho hấp thụ can-xi.
Nói chung, thời gian dừng lại trong đường ruột của thực phẩm chứa nhiều chất béo sẽ lâu hơn, cho nên thời gian hấp thụ can-xi của đường ruột cũng dài hơn, lượng hấp thụ can-xi cũng nhiều hơn.
Còn thực phẩm chứa thành phần Photpho cao thì ảnh hưởng tới việc hấp thụ can-xi, nhưng miễn là thực phẩm qua chế biến như xúc-xích, kem, Cô-ca Cô-la v.v đều là thực phẩm chứa hàm lượng Photpho cao, cho nên cần phải hạn chế một cách tối đa.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |