Đa phúc đa thọ, phúc thọ song toàn là nguyện vọng của mọi người từ xưa đến nay.Trong nền văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc Trung Hoa, văn hóa phúc thọ là nội dung cốt lõi và chiếm một tỷ trọng quan trọng trong văn hóa cát tường của tập tục dân gian.
Huyện Vĩnh Phúc nằm về phía Tây Nam thành phố Quế Lâm Khu Tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, xưa nay luôn được người ta ngợi ca rằng "Hạn hán không lo ba ngàn động, thập lý thường gặp bách tuế nhân" . Tuổi thọ bình quân của huyện Vĩnh Phúc là 73,54 tuổi, cao hơn 1,54 tuổi so với tuổi thọ bình quân của cả nước Trung Quốc. Hiện nay, huyện Vĩnh Phúc cả thảy có 36 cụ già trăm tuổi, trung bình 100 nghìn người thì có 13,33 người trăm tuổi. Năm 2007, huyện Vĩnh Phúc Khu Tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây Trung Quốc được Hội Nghiên cứu Lão niên học Trung Quốc trao tặng danh hiệu "Quê hương trường thọ Trung Quốc". Huyện Vĩnh Phúc xưa nay được tôn vinh là "Quê hương trường thọ", bề dày văn hóa phúc thọ và quan niệm "phúc thọ song toàn" đã được thể hiện đầy đủ tại đây.
Có người cho rằng, đặt chân lên đất Vĩnh Phúc chẳng khác gì bước vào viện bảo tàng văn hóa phúc thọ Trung Quốc. Trung tâm phố huyện Phúc Thọ có ngọn Phượng Sào, dân địa phương gọi là "Núi Phượng". Trên đỉnh núi Phượng có tảng đá khổng lồ, trên khắc chữ "phúc" rất lớn. Cán bộ địa phương cho biết:
"Núi Phượng là ngọn núi tiêu biểu cho văn hóa phúc thọ của Vĩnh Phúc, tương truyền rằng, Lý Cũng quê ở Vĩnh Phúc đời Bắc Tống sau khi thi đỗ võ trạng nguyên đã lên ngọn núi Phượng tri ân thầy giáo, thầy đề nghị Lý Cũng viết lời khuyến khích thế hệ sau, Lý Cũng đã viết nên chữ phúc to tướng bằng bàn tay. Chuyện Lý Cũng viết chữ bằng bàn tay đã truyền sang đời Thanh, Thiền sư cao tăng Tĩnh Lại trên núi Phượng cho rằng, âm Phúc gần như đồng âm chữ phật, con đường cầu phúc và cầu phật hội nhập thành một khối hài hòa, vì thế đã khắc chữ phúc lên tảng đá khổng lồ trên đỉnh núi".
Việc khắc chữ phúc lên tảng đá một cách sáng tạo đã cắm mốc tiêu chí cho văn hóa phúc của huyện Vĩnh Phúc, từ đó, tất cả mọi người đặt chân lên đất Vĩnh Phúc đều leo lên núi Phượng Sào để ôm chữ phúc, sờ chữ phúc và cầu phúc, mong mang lại số phận may mắn cho mình.
Sự đeo đuổi lớn nhất của người ta chẳng qua là "phúc thọ song toàn", trên thực tế muốn thực hiện "phúc thọ song toàn" là điều rất khó, thế nhưng dân Vĩnh Phúc đã toại nguyện vừa có phúc lại đắc thọ.
Bên cạnh chữ "phúc" khắc trên tảng đá từ thời xưa, thị trấn Bách Thọ ở phía Tây Bắc phố huyện Vĩnh Phúc cũng có chữ "Thọ" nổi tiếng khắc trên vách đá nham Bách Thọ, được gọi là "Bách thọ đồ" (tranh Bách thọ)được hoàn thành vào năm Ích Sửu Thiệu Định Nam Tống (năm 1229 công nguyên), được các nhà sử học trong và ngoài nước tôn vinh là kỳ văn ngàn năm thuộc hệ Thái Dương trong văn tự Trung Quốc. Kể từ đời Tống đến nay, tác phẩm in mực và mô phỏng " Tranh Bách thọ" luôn là món quà quý của dân Vĩnh Phúc kính tặng thân nhân bạn bè hoặc chúc thọ người cao tuổi, đồng thời được lưu truyền ở hải ngoại.
Được biết, chữ "Thọ" khổng lồ khắc trên vách đá nham từ đời Tống, đến nay đã có hơn 800 lịch sử. Trong chữ "Thọ" khắc nổi còn 100 chữ thọ nhỏ khắc lõm gồm 100 thể chữ khác nhau. Chữ "Thọ" cao 1,77 mét, chính đây là chiều cao lý tưởng nhất, tiêu chuẩn nhất đánh giá nam giới thời xưa của Trung Quốc. Ngắm nhìn kỹ người ta phát hiện, Tranh Bách thọ rất giống một cụ già từ tốn của thời cổ Trung Quốc, thể hiện sâu sắc tư tưởng triết học "thiên nhân hợp nhất" của văn hóa phúc thọ Trung Quốc.
Tranh Bách thọ là kết tinh lớn của nền văn hóa hài hòa dân tộc Trung Hoa. Có nghĩa là nếu muốn trường thọ nhất định phải có môi trường sinh sống hài hòa. Từ phố huyện Vĩnh Phúc đi ngược một dòng sông sẽ đến thôn Long Sơn xã Long Giang ở cực phía Bắc, dọc đường đâu đâu cũng là cảnh non xanh nước biếc. Cụ bà họ Tạ 103 tuổi đón chúng tôi trước cửa nhà. Vừa bước vào nhà, trà quả La Hán pha với gừng thơm ngon khiến chúng tôi cảm thấy hết sức đầm ấm.
Cụ bà rất khỏe, đi lại nhanh nhẹn, hàng ngày cụ còn nấu cơm, quét nhà, trồng rau v.v, cụ cho biết năm 99 tuổi còn gánh rau đi bán trên chợ. Cụ có 8 con, hiện nay cả gia đình cụ 5 thế hệ chung sống với nhau. Con gái đầu lòng của cụ năm nay 81 tuổi, con trai út cũng đã 50 tuổi, bằng tuổi một cháu của cụ.
Theo tiêu chuẩn quốc tế, trên 90 tuổi được coi là trường thọ, 80 tuổi được coi là cao tuổi, trên 65 tuổi được gọi là người già. Được biết, các cụ trường thọ của huyện Vĩnh Phúc đều rất khỏe, nói chung không có bệnh tật gì, đề cập đến bí quyết trường thọ, các cụ cho biết chẳng có bí quyết gì, "muốn ăn gì thì ăn nấy, ngủ theo quy luật, ngủ sớm thức sớm". Lối sống độc đáo nhất là các cụ già địa phương đều uống trà quả La Hán pha gừng.
Kết quả nghiên cứu y học cho thấy, quả La Hán chứa nhiều loại vitamin và Axit amino, có công hiệu thanh phổi trị ho, giảm lượng mỡ trong máu, hạ huyết áp. Quả La Hán còn chứa vị ngọt tổng hợp quý hiếm, lượng đường của loại chất này nhiều hơn 300 lần so với đường mía, song hầu như không chứa lượng calo, đặc biệt thích hợp cho người mắc bệnh tiểu đường và chứng béo phì. Vì vậy, quả La Hán xưa nay luôn được tôn vinh là "Thần quả phương Đông" và "Quả Trường thọ", là đồ cúng dành cho vua chúa các triều đại.
Nhắc đến quả La Hán của thôn Long Sơn, Bí thư chi bộ Đảng Phạm Thiên Hoàn tự hào nói rằng, cây quả La Hán yêu cầu rất cao về môi trường sinh trưởng, thích hợp sinh trưởng trong khu vực ấm áp, ít nắng, nhiệt độ chênh lệch giữa ban ngày và ban đêm lớn, độ ẩm cao, kiêng ngập úng, vừa sợ giá lạnh lại không chịu được nhiệt độ cao. 70% quả La Hán trên thế giới đều được sản xuất tại huyện Vĩnh Phúc, trong đó chủ yếu sản xuất tại xã Long Giang.
Ông Phạm Thiên Hoàn cho biết, quả La Hán gồm có 17 loại Axit amino cần thiết cho cơ thể con người, chứa lượng protein bằng như gạo, chứa rất nhiều đường thực vật và loại chất với lượng đường ngọt gấp 300 lần so với đường kính, có công hiệu chữa trị nổi bật đối với các chứng viêm phế quản, viêm họng, táo bón v.v, trong khi đó chứa lượng vitamin E, vitamin C và canxin rất cao. Nguyên tố vi lượng hết sức phong phú, người già thường dùng quả La Hán sẽ không bị thiếu nguyên tố vi lượng.
Những năm gần đây, huyện Vĩnh Phúc-quê hương quả La Hán Trung Quốc tận dụng môi sinh tốt đẹp dốc sức phát triển cây La Hán, tại thôn Long Sơn, nhà nào nhà nấy đều trồng La Hán. Được biết, với điều kiện kỹ thuật hiện nay, một mẫu đất Trung Quốc có thể sản xuất 15 nghìn quả La Hán, khấu trừ các khoản đầu vào như giá thành giống cây, giàn giáo v.v, thu nhập ròng của mỗi mẫu đất là 10 nghìn đồng Nhân dân tệ.
Ông Phạm Thiên Hoàn cho rằng, non xanh nước biếc là sự đảm bảo đưa bà con nông dân đi lên con đường giàu có. "Chỉ có môi sinh tốt đẹp, quả La Hán mới bán được giá, vì thế chúng tôi cố gắng bảo vệ tốt non nước của quê hương".
Nguyện vọng bảo vệ non xanh nước biếc của dân làng Long Sơn hoàn toàn thống nhất với ý tưởng phát triển kinh tế xanh và kinh tế trường thọ của huyện Vĩnh Phúc. Chủ tịch Chính Hiệp huyện Vĩnh Phúc Lưu Vĩnh Tường cho biết, là "Quê hương trường thọ của Trung Quốc", để bảo vệ môi trường sinh thái, tám xã và thị trấn trong cả huyện ngoài khu phát triển Tô Kiều ra nhất luật không phát triển dự án công nghiệp, không quy định chỉ tiêu công nghiệp, thu tài chính, thu thuế và thu hút vốn, chỉ tiêu sát hạch cán bộ đảng và chính quyền chủ yếu là bảo vệ sinh thái và phát triển dân sinh.
Ông Lưu Vĩnh Tường nói, trong thời gian Quy hoạch 5 năm lần thứ 11, huyện Vĩnh Phúc đã đề xuất mục tiêu xây dựng Vĩnh Phúc thành huyện mạnh về kinh tế, nổi tiếng về văn hóa và trội nhất về môi sinh, đây là mục tiêu chiến lược do huyện ủy và chính quyền huyện đưa ra trong thời gian quy hoạch 5 năm lần thứ 11, bước sang Quy hoạch 5 năm lần thứ 12, chúng tôi lại đề xuất phấn đấu xây dựng huyện Vĩnh Phúc thành thị trấn quan trọng của công nghiệp mới nổi, huyện mạnh về nông nghiệp hiện đại và quê hương dưỡng sinh trường thọ. Chữ thọ khắc trên vách đá nham Bách Thọ thị trấn Bách Thọ và chữ phúc khắc trên tảng đá khổng lồ núi Phượng là di sản văn hóa quý giá do lịch sử để lại cho Vĩnh Phúc, để mở rộng và tôn vinh văn hóa phúc thọ, trong thời gian Quy hoạch 5 năm lần thứ 12, huyện Vĩnh Phúc đã đưa ra khái niệm lớn, đó là kiến tạo Vĩnh Phúc thành quê hương dưỡng sinh phúc thọ".
Trong khi phát triển kinh tế, Vĩnh Phúc sẽ đi sâu khai thác văn hóa phúc thọ trên cấp độ cao hơn và lĩnh vực rộng hơn, phát triển kinh tế văn hóa phúc thọ, thể hiện sức hấp dẫn thần kỳ của quê hương phúc thọ Trung Quốc. Hiện nay, cả huyện Vĩnh Phúc có 36 cụ 100 tuổi, trung bình 100 nghìn người thì cụ già chiếm tới 13,33%, vượt xa rất nhiều tiêu chuẩn của quê hương trường thọ thế giới. Hiện nay, tại quê hương phúc thọ Vĩnh Phúc, đâu đâu cũng là quang cảnh hòa mục, hài hòa và phồn vinh, xứng đáng là thánh địa dưỡng sinh nổi tiếng gần xa.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |