![]() |
|
![]() |
![]() |
|
Màu sắc của Tây Tạng khiến mọi người khó quên, vẻ đẹp của Tây Tạng khiến chúng ta bịn rịn. Nhưng có một số người vì khiếm thị không nhìn thấy những ánh hào quang lấp lánh. Tây Tạng có ánh nắng chan hòa khiến mọi người hâm mộ, nhưng ánh nắng chói chang cũng làm tỉ lệ người mắc bệnh mắt rất cao, cuối thập niên 90 thế kỷ 20, Tây Tạng chỉ với số dân 2 triệu 400 nghìn người mà có khoảng hơn mười nghìn người mắc bệnh đục thủy tinh thể.
Chị Ji-la năm nay 23 tuổi là người thị trấn La-zi huyện La-zi địa khu Ri-ha-zhe. Ji-la thời thơ ấu thật bất hạnh, bởi vì nhìn không rõ, hai người anh trai sinh đôi cũng cùng cảnh như chị Ji-la, cộng thêm bố chị cũng không nhìn thấy gì, họ bị người trong thôn gọi là nhà bốn người mù. Mọi người quê nhà vô tình hữu ý thường gọi anh em chị Ji-la là mù lòa, gọi dễ nghe một chút là người khiếm thị, chị lúc ấy còn nhỏ, tuy rất cứng cỏi, nhưng cảm thấy rất đau lòng.
Năm 1999, Trường học trẻ khiếm thị đầu tiên của Tây Tạng đã thành lập tại Ngôi nhà kiểu Tạng trong một ngõ Đường Giang Tô thành phố La-sa, người sáng lập là chị Sha-pu-li-ya, người Nước Cộng hòa Liên bang Đức. Chị từ vạn dặm xa xôi đến đây sinh sống mười mấy năm trời, trước sự giúp đỡ của chồng chị, chị đã dốc sức cho sự nghiệp giáo dục trẻ khiếm thị của Tây Tạng, họ đã dẫn dắt các em khiếm thị lần đầu tiên bắt đầu nhận biết bản thân, lần đầu tiên bắt đầu ôm ấp giấc mơ, lần đầu tiên tiếp xúc với một cuộc sống có "Sắc màu". Đã sáng tạo ra văn tự Tạng dành cho người khiếm thị, đã đem đến ánh sáng cho trẻ khiếm thị của Tây Tạng.
Bước vào "Trường học trẻ khiếm thị Tây Tạng", các em thiếu nhi khiếm thị dân tộc Tạng hoạt bát lanh lợi đang vui chơi dưới bầu trời xanh trong tháng chín, thậm chí chạy nhảy nô đùa chơi trò ú tim. Nhưng nhiều em khi mới đến biểu hiện rất nhút nhát và tự ti, không muốn giao lưu với người khác. Phụ huynh của các em cũng cho rằng, các em đến đây chưa chắc có thể thay đổi và học được điều gì. Nhưng lâu ngày các em dần dần nắm được một số kiến thức và kỹ năng. Khi bị người khác mắng là "Đồ ngốc", các em biết mỉm cười trả lời "Tôi không ngốc đâu, chỉ có nhìn không thấy thôi", hoặc là nói thẳng "Tôi có thể xem sách trong bóng tối, anh xem được không ?" Các em còn biết kiêu hãnh hỏi vặn "Anh biết Hán ngữ không ? Anh biết Anh văn không ? Anh biết vi tính không ?"
Khi Trường trẻ khiếm thị Tây Tạng mới mở, có rất ít học sinh, cô của chị Ji-la sau khi biết tin đã báo tin cho gia đình chị Ji-la tại La-zi, thế là hai anh và Ji-la đến Trường trẻ khiếm thị học tập. Người trong thôn tỏ ra hâm mộ khi nghe nói Trường học này miễn phí hoàn toàn đối với thiếu nhi khiếm thị, nhưng nhiều người không tin người khiếm thị có thể học hành được. Sau mấy năm học tập tại Trường trẻ khiếm thị, Ji-la đã thành thạo Anh văn, Hán văn, Tạng ngữ, chị Ji-la trở thành người đầu tiên có thể dùng tiếng Anh nói chuyện với khách nước ngoài. Hiện nay, chị Ji-la đã trở thành một trong những người quản lý của Trường trẻ khiếm thị Tây Tạng, chị từng đi Mỹ, Anh, Ấn Độ.v.v... học tiếng Anh và kinh nghiệm quản lý, thôn nhà chị Ji-la trước đó chưa có người nào đi nước ngoài cả.
Theo đà ngày càng nhiều người quan tâm trẻ khiếm thị, đội ngũ của Trường trẻ khiếm thị Tây Tạng cũng ngày càng mở rộng, nhà trường vốn chỉ có 6 người đã tăng lên tới hơn 70 người, rồi từ hơn 70 người tăng lên nhiều hơn nữa. Học sinh lớp trẻ khiếm thị đợt đầu đã học được kỹ năng sinh hoạt nhất định và đã đi vào cương vị cuộc sống của mình, có một cuộc sống hạnh phúc.
Trong Nhà trường trẻ khiếm thị Tây Tạng không những có thiếu nhi khiếm thị của địa phương Tây Tạng, mà còn có thiếu nhi khiếm thị dân tộc Tạng đến từ các nơi như Thanh Hải, Tứ Xuyên.v.v..., tại đây các em cũng được nhìn thấy ánh sáng và có một cuộc sống mới như các em khiếm thị Tây Tạng.
Anh Za-xi năm nay 25 tuổi là người Lô Định tỉnh Tứ Xuyên, năm 2000 được người có lòng tốt đưa đến Trường trẻ khiếm thị Tây Tạng. Anh Za-xi không bao giờ muốn nhắc lại tuổi thơ ấu của mình. Bởi vì khi anh mới mấy tuổi đã bị hàng xóm buôn bán ở La-sa dắt đến La-sa, anh ấy dắt anh Za-xi đến không phải để học tập kỹ năng, mà là lợi dụng khiếm khuyết mù lòa của anh để xin ăn trên đường phố La-sa, hơn nữa còn đánh đập và mắng mỏ anh. Sau đó được sự giúp đỡ của một bà mẹ dân tộc Tạng, anh Za-xi đã vào Trường trẻ khiếm thị Tây Tạng mới thành lập hai năm để học tập. Năm 2005, anh bắt đầu công tác tại Trung tâm người khiếm thị xoa bóp bấm huyệt mới mở của Trường trẻ khiếm thị Tây Tạng, năm 2010 anh đến Bắc Kinh học lớp đào tạo, nay đã được cấp Bằng Trung cấp xoa bóp bấm huyệt Trung Y, và cùng bạn bè mở Trung tâm Xoa bóp bấm huyệt.
![]() |
![]() |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |