Bệnh tiểu đường là căn bệnh hoành hành trong thế kỷ 21, là sát thủ lớn thứ ba tiếp sau bệnh tim mạch và ung thư. Năm 1980, tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường ở Trung Quốc chiếm 1%; năm 2008 tăng lên tới 9,7%, có nghĩa là cứ trong 10 người thì có 1 người mắc bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường liên quan chặt chẽ tới bệnh tim mạch vành. Khi chẩn đoán ra bệnh tiểu đường, khoảng 50% người đã xuất hiện bệnh tim mạch. Ngay trong giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường, rủi ro mắc bệnh tim mạch vành đã gia tăng, khoảng 70% người mắc bệnh tiểu đường chết vì bệnh tim mạch vành. Người mắc bệnh tim mạch vành là những người có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, 2/3 người mắc bệnh tim mạch vành đều xuất hiện triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu và bệnh tiểu đường.
Kết quả điều tra bệnh tim ở Trung Quốc cho thấy: Khoảng 1/5 người mắc bệnh tim mạch vành không biết mình mắc bệnh tiểu đường, tỷ lệ chẩn đoán bệnh tiểu đường trong số người mắc bệnh tim mạch vành chiếm 20,1% trong tất cả các căn bệnh. Bệnh tiểu đường là bệnh nguy ngập như bệnh tim mạch vành. Tỷ lệ tử vong của người mắc bệnh tiểu đường trên 10 năm tương đương tỷ lệ tử vong của những người từng mắc bệnh nhồi máu cơ tim nhưng chưa hề mắc bệnh tiểu đường.Vì vậy, đề phòng bệnh tiểu đường tức là bảo vệ trái tim của chúng ta. Về mối quan hệ giữa bệnh tiểu đường với bệnh tim, bác sĩ Chu Nghênh Sinh khoa nội tiết Bệnh viện An Trinh Bắc Kinh cho biết:
"Sau khi mắc bệnh tiểu đường trong thời gian dài, thường dẫn đến biến chứng mãn tính, tức biến chứng huyết mạch lớn. Trong huyết mạch lớn, tim là bộ phận quan trọng nhất. Xét về nguyên nhân phát bệnh cho thấy, bệnh tiểu đường liên quan tới lối sống và chứng béo phì, còn nguyên nhân dẫn đến bệnh tim mạch vành và biến chứng của bệnh tim cũng liên quan tới bệnh béo phì".
Những người mắc bệnh tiểu đường thường kèm theo các nguy cơ khác dẫn đến tim mạch vành như: Cao huyết áp, mỡ trong máu thất thường, béo phì, ăn uống không hợp lý, hoạt động chân tay quá ít, tinh thần căng thẳng, chức năng tụ máu thất thường v.v. Những nhân tố nguy hiểm của người mắc bệnh tiểu đường đã tăng nhanh sự phát sinh và phát triển của chứng xơ cứng động mạch, rút cuộc dẫn đến bệnh tim mạch vành. Nói chung các nhân tố nguy hiểm đó đều xuất hiện sớm hơn so với bệnh tiểu đường, vì vậy, rủi ro phát sinh bệnh tim mạch vành luôn ám ảnh tới người mắc bệnh tiểu đường trong suốt cả cuộc đời.
Liệu kiểm soát bệnh tiểu đường có thể giảm rủi ro bệnh tim mạch vành hay không? Nhiều kết quả nghiên cứu chứng thực, giảm lượng đường bắt buộc sẽ đóng vai trò bảo vệ đối với biến chứng huyết mạch lớn, thế nhưng cần phải tiến hành can thiệp ngay từ giai đoạn đầu mắc bệnh. Bác sĩ đồng thời nhấn mạnh, chỉ kiểm soát tốt lượng đường trong máu là chưa đủ, bởi vì lượng đường trong máu tăng cao chỉ là một trong những nhân tố nguy hiểm dẫn đến bệnh tim mạch vành, chỉ có tiến hành can thiệp tổng hợp đối với các nhân tố nguy hiểm khác dẫn đến bệnh tim mạch vành gồm huyết áp, lượng mỡ trong máu, béo phì, chức năng tụ máu thất thường v.v mới có thể đề phòng bệnh tim mạch vành một cách hữu hiệu hơn. Bác sĩ Chu Nghênh Sinh nói:
"Ngoài lưu ý hiện tượng lượng đường trong máu và đái tháo đường ra, còn phải nhận thức rằng nếu muốn hạn chế tốt lượng đường trong máu thì phải lưu ý tới một số nhân tố có thể ảnh hưởng tới lượng đường trong máu, ví dụ như nên thường xuyên tập thể dục, ăn uống chế độ, cai hút thuốc lá, cai uống rượu, tránh tinh thần quá căng thẳng v.v".
Hạn chế và đề phòng bệnh tiểu đường trước hết cần phải quan tâm tới cộng đồng dễ mắc bệnh tiểu đường: Đó là những người ở độ tuổi 45 hoặc trên 45 tuổi, cân nặng ở chỉ số 24 hoặc trên 24, trường hợp từng xuất hiện lượng đường trong máu thất thường lúc đói bụng; trường hợp có người nhà mắc bệnh tiểu đường; mỡ trong máu thất thường; cao huyết áp hoặc xuất hiện biến chứng bệnh tim mạch; người ít vận động; phụ nữ từng có bệnh án tiểu đường khi mang thai hoặc từng sinh con quá lớn; trường hợp sử dụng thuốc đặc biệt như hoóc-môn, thuốc lợi tiểu v.v.
Để đề phòng cộng đồng nguy cơ cao mắc phải bệnh tiểu đường, cần phải tiến hành can thiệp ở giai đoạn sớm đối với một số nhân tố nguy hiểm; ngoài cai thuốc lá, uống rượu, ăn uống theo chế độ và thường xuyên tập thể dục ra, kiểm tra định kỳ cũng là điều hết sức quan trọng, bác sĩ Chu Nghênh Sinh đặc biệt nhắc nhở rằng, riêng xét nghiệm lượng đường trong trường hợp đói bụng là chưa toàn diện.Trên thực tế còn có thể áp dụng rất nhiều chỉ tiêu trong việc rà soát bệnh tiểu đường.
Bên cạnh đó, một số người mắc bệnh tiểu đường cũng có sự nhận thức sai lầm về ăn uống, cho rằng ăn lương thực càng ít càng tốt, song bác sĩ Chu Nghênh Sinh cho biết, lương thực là nguồn cung cấp hydrat cac-bon, cũng là kênh tăng lượng calo cho cơ thể con người nhanh tiện nhất. Nếu lượng lương thực không đủ sẽ làm cho cơ thể đuối sức, luôn trong trạng thái đói bụng, có người mắc bệnh tiểu đường còn có thể xuất hiện các triệu chứng lượng đường trong máu thấp như ra mồ hôi, tim đập nhanh, chóng mặt sau khi ăn cơm từ 3-5 tiếng đồng hồ. Cho nên cần phải tính ra lượng lương thực hàng ngày dưới sự chỉ đạo của bác sĩ chuyên khoa.
Khi dùng thuốc cho người mắc bệnh tiểu đường cần phải căn cứ vào tình hình cụ thể của từng người. Ví dụ như thuốc Metformin Hydrochloride có công hiệu rất tốt trong giảm lượng đường cho bệnh nhân thừa cân mắc bệnh tiểu đường tuýp II, nhưng nếu dùng thuốc này cho bệnh nhân chức năng thận thất thường thì dễ dẫn đến hiện tượng ngộ độc Axít lactic mà phải đổi thuốc này sang thuốc khác. Lại ví dụ như thuốc Acarbose có công hiệu tốt và sử dụng an toàn trong giảm lượng đường trong máu sau khi ăn cơm, nhưng có một số bệnh nhân không chịu nổi sự phản ứng không tốt của dạ dày và đường ruột.
Nói tóm lại, lượng đường trong máu quá thấp sẽ tăng thêm chứng bệnh tim mạch, thậm chí đe dọa tới tính mạng; trong khi đó lượng đường trong máu quá cao cũng sẽ thúc đẩy sự phát sinh và phát triển của biến chứng tiểu đường mãn tính, cũng có thể dẫn đến biến chứng tiểu đường cấp tính, thậm chí đe dọa tới tính mạng. Cho nên, lượng đường trong máu quá cao và quá thập đều không hợp lý, cần phải ấn định mục tiêu giảm lượng đường theo đặc điểm của bệnh nhân và dưới sự chỉ đạo của bác sĩ.
Bác sĩ Chu Nghênh Sinh nhắc nhở rằng, hiện nay, việc điều trị bệnh tiểu đường nhấn mạnh nguyên tắc điều trị ở giai đoạn sớm, điều trị lâu dài, điều trị tổng hợp và cụ thể hóa phương pháp điều trị. Biện pháp cụ thể bao gồm: Điều trị bằng ăn uống, tập thể dục, điều trị bằng thuốc, giám sát lượng đường, giáo dục v.v. Điều trị tổng hợp không những yêu cầu thực hiện chỉ tiêu về lượng đường trong máu, đồng thời yêu cầu thực hiện các chỉ tiêu về huyết áp, mỡ trong máu, chỉ có can thiệp toàn diện mới có thể đề phòng và làm dịu sự phát sinh và phát triển của biến chứng huyết mạnh lớn và vi huyết mạch.
Hiện nay, chưa có biện pháp điều trị tận gốc bệnh tiểu đường, trường hợp bệnh tiểu đường ở mức nhẹ, qua điều trị chính quy trong một thời gian, nhất là qua điều chỉnh chế độ ăn uống thích hợp, lượng đường trong máu sẽ giảm xuống tới mức bình thường, thậm chí không dùng thuốc cũng có thể duy trì lượng đường trong máu ở phạm vi bình thường, song điều này không có nghĩa là đã chữa khỏi bệnh tiểu đường, nếu buông lỏng điều trị, bệnh tiểu đường rất có thể tái phát. Cho nên, phải kiên trì ăn uống theo chế độ trong thời gian dài, tập thể dục một cách quy luật và giám sát lượng đường, khi cần thiết có thể áp dụng phương pháp điều trị bằng thuốc, luôn kiểm soát lượng đường trong máu ở mức hài lòng, khiến người mắc bệnh tiểu đường hưởng chất lượng đời sống cao và tuổi thọ gần như người bình thường.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |