Khi kỳ họp vừa bắt đầu, ông Đới Tương Long, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Diễn đàn Tài chính Quốc tế, Chủ tịch Hội đồng Quỹ An sinh Xã hội toàn quốc Trung Quốc, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đưa ra hàng loạt vấn đề gợi mở khả năng tìm giải pháp tối ưu của mọi người, ông nói:
"Khi các nền kinh tế mới nổi như Thái Lan v.v xảy ra khủng hoảng kinh tế năm 1997, tôi nghĩ chỉ cần 20-30 tỷ đô-la Mỹ có thể giải quyết được vấn đề, nhưng không giải quyết được, thì xảy ra khủng hoảng Đông Nam Á; năm 2008, Mỹ xuất hiện khủng hoảng tài chính nghiêm trọng; tôi vừa từ Hy Lạp trở về, tổng lượng kinh tế của Hy Lạp chỉ chiếm 2% tổng lượng kinh tế của Liên minh châu Âu, tôi vốn nghĩ thông qua hợp tác trong khu vực sẽ giải quyết được khủng hoảng, hiện nay tổng lượng dự trữ ngoại tệ của toàn cầu lên tới khoảng 8000 tỷ đô-la Mỹ, châu Âu và Đông Á có cơ chế hợp tác trong khu vực, chúng ta còn có Quỹ Tiền tệ Quốc tế có tác dụng là quỹ ổn định kinh tế, thế thì trong tình hình một nước xuất hiện khủng hoảng kinh tế, tại sao lại không giải quyết được?"
Ông Đới Tương Long kêu gọi mọi người phân tích nghiêm chỉnh nguồn gốc và phương hướng phát triển của khủng hoảng nợ công châu Âu, đặc biệt là khủng hoảng tài chính Hy Lạp, cũng như xem xét trong bối cảnh kinh tế toàn cầu không sáng sủa, hiện nay nên tăng tốc phát triển kinh tế hay làm chậm lại tốc độ, đồng thời mong mọi người hiến mưu hiến kế cho việc cải cách hệ thống tài chính, hệ thống tiền tệ và hệ thống giám sát, quản lý toàn cầu.
Tại Diễn đàn, ông Thành Tư Nguy, Chủ tịch Diễn đàn Tài chính Quốc tế, Phó Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc khoá 10 nói, Diễn đàn Tài chính Quốc tế năm nay đã tròn 8 năm, trong 8 năm qua đã chứng kiến tình hình bấp bênh và biến đổi của kinh tế và tài chính thế giới, và dần dần trở thành diễn đàn có sức ảnh hưởng quốc tế. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu phục hồi chậm và trật tự tài chính quốc tế cần phải chỉnh đốn lại, Diễn đàn Tài chính Quốc tế tạo mặt bằng giao lưu cho nhân sĩ cấp cao của giới chính trị và tài chính toàn cầu, góp phần thúc đẩy kinh tế toàn cầu phục hồi. Ông Thành Tư Nguy nói:
"Tại Hội nghị cấp cao nhóm G20 và Hội nghị cấp cao toàn thể bế mạc tại Can, Pháp, các nhà lãnh đạo đã đi đến nhận thức chung rộng rãi về các vấn đề như đảm bảo kinh tế tăng trưởng, thúc đẩy cải cách hệ thống tiền tệ quốc tế cũng như tăng cường giám sát và quản lý đối với ngành tài chính. Hiện nay, thế giới đang đứng trước sự biến đổi mới, tái cơ cấu lại khung tài chính toàn cầu mới và xây dựng quy tắc tài chính mới là điều hết sức cần thiết, yêu cầu chúng ta phải tiến hành đối thoại và xem xét chiến lược."
Diễn đàn lần này diễn ra vào thời điểm quan trọng khủng hoảng tài chính toàn cầu đang xấu đi, vì vậy Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-mun thông qua phương thức hội nghị truyền hình đã dành cho diễn đàn những lời đánh giá tích cực, đồng thời ông còn chia sẻ nhận xét của mình với đại biểu tham gia diễn đàn. Ông nói:
"Về việc thực hiện cải cách để kinh tế thế giới trở về quỹ đạo đúng đắn, tôi có 4 đề nghị: Một là, chúng ta phải tăng cường hợp tác, có nhận thức thống nhất về mặt khủng hoảng nợ công châu Âu và các biện pháp xử lý công việc xã hội liên quan; Hai là, chúng ta phải thực hiện hiệp định đạt được tại Hội nghị cấp cao nhóm G20 và kiến nghị của Liên Hợp Quốc, bảo vệ lợi ích của các nền kinh tế hữu quan; Ba là, chúng ta phải càng chú trọng tiếng nói của các nước đang phát triển, xây dựng lại quy tắc, trật tự và biện pháp giám sát, quản lý tài chính quốc tế; Bốn là, các cơ quan nghiên cứu mang tính khu vực cần phải triển khai hợp tác nhiều hơn, cùng xây dựng khung tài chính toàn cầu mới."
Tại Diễn đàn, đại diện đến từ cơ quan Chính phủ, các trường đại học và nhiều tổ chức tài chính quốc tế đã đi sâu thảo luận về các vấn đề như sự tác động đối với Trung Quốc của khủng hoảng toàn cầu, việc cải cách hệ thống giám sát và quản lý tài chính có thể thu được thành quả mong muốn hay không, cuộc cải cách mới có mang lại gánh nặng không cần thiết cho nền kinh tế và khu vực có hệ thống tài chính không phát triển hay không, làm thế nào đảm bảo các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển tiếp tục sáng tạo đổi mới và phát triển tài chính v.v, phấn đấu thực hiện bước đột phá về mặt cải cách hệ thống giám sát và quản lý tài chính toàn cầu.
Khi nói đến vấn đề liệu Trung Quốc hiện nay có xuất hiện khuynh hướng nới lỏng chính sách tiền tệ hay không, ông Lý Đạo Quì, Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc và Thế giới của trường Đại học Thanh Hoa nói:
"Chính sách tiền tệ tương đối thận trọng hiện nay đã phát huy vai trò quan trọng thúc đẩy điều chỉnh kết cấu kinh tế, nguyên tắc chính không nên thay đổi. Tại diễn đàn, nhiều đại diện nước ngoài đều kêu gọi Trung Quốc phải nới lỏng, nói Trung Quốc là một phần của thế giới, phải gánh vác trách nhiệm. Điều này rất thú vị. Chúng tôi xin trả lời, quả thật Trung Quốc phải nới lỏng chính sách tiền tệ, nhưng chính sách nới lỏng phải là chính sách trung và dài hạn, chúng tôi phải đảm bảo kinh tế tăng trưởng bình ổn, đây là cống hiến lớn nhất đối với kinh tế thế giới, không nên chỉ nhìn về thời gian ngắn trước mắt, nếu chúng tôi nới lỏng chính sách tín dụng ngắn hạn, một khi tín dụng trung và dài hạn xuất hiện mâu thuẫn mới, thì không những không có lợi cho Trung Quốc, mà còn không có lợi cho kinh tế thế giới."
Ngoài quan chức Chính phủ, nhà doanh nghiệp, chuyên gia học giả đề xuất nhận xét mang tính triển vọng đối với tài chính Trung Quốc và thế giới hiện nay ra, người phụ trách đến từ giới ngân hàng, địa ốc trong và ngoài nước cũng tích cực thảo luận các vấn đề như khủng hoảng tài chính vòng mới mang lại cơ hội và thách thức như thế nào cho doanh nghiệp Trung Quốc, ngành địa ốc Trung Quốc sẽ phát triển theo hướng nào, những tài nguyên quốc tế mà doanh nghiệp Trung Quốc có thể sử dụng trong khủng hoảng tài chính toàn cầu v.v.
Được biết, Diễn đàn lần này lấy "Khung tài chính toàn cầu mới: biến đổi và ảnh hưởng" làm chủ đề, thảo luận sự phát triển trong tương lai của kinh tế thế giới, con đường cải cách tài chính toàn cầu. Các nội dung bao gồm: tương lai của hệ thống tiền tệ toàn cầu với vai trò của Trung Quốc, Trung Quốc trong tiến trình toàn cầu hóa kinh tế, cơ hội và thách thức do khủng hoảng tài chính mang lại cho doanh nghiệp, con đường toàn cầu hóa tài chính Trung Quốc, định vị ngành địa ốc trong quá trình chuyển đổi kinh tế, cải cách hệ thống giám sát và quản lý tài chính toàn cầu, sự gợi ý cho thị trường mới nổi, thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ huy động vốn và phát triển vốn dân doanh, toàn cầu thực hiện cân đối lại và phát triển bền vững v.v.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |