Hễ nhắc đến gây tê, hẳn rất nhiều người cứ nghĩ rằng, gây tê tức là "tiêm một liều thuốc, ngủ một giấc" mà thôi, chẳng qua là một nghệ thuật giúp cho người ta đi vào giấc ngủ. Là nhận xét của người ngoài ngành, đó là điều rất dễ hiểu, song đó không phải là nhận xét đúng đắn. Trên thực tế, y học gây tê không phải đơn giản như vậy, mà chứa hàm lượng khoa học kỹ thuật y học hiện đại rất cao. Bác sĩ Trương Hy Triết, Chủ nhiệm Khoa Gây tê Bệnh viện Nhân dân Trường Đại học Bắc Kinh cho biết.
Nói một cách đơn giản, gây tê có nghĩa là dùng thuốc làm cho toàn thân hoặc cục bộ trên cơ thể nào đó tạm thời mất cảm giác để đạt mục đích điều trị qua phẫu thuật trong trường hợp không có cảm giác đau. Song song với sự tiến bộ của phẫu thuật ngoại khoa và gây tê học, y học gây tê còn đóng nhiều vai trò ngoài mục đích giảm đau.
Tục ngữ có câu rằng, bác sĩ ngoại khoa điều trị bệnh, bác sĩ gây tê đảm bảo tính mạng. Câu tục ngữ này đã miêu tả một cách sinh động vai trò quan trọng trong phẫu thuật của bác sĩ gây tê. Trên bàn mổ, bác sĩ ngoại khoa chỉ tiến hành phẫu thuật tại ví trí biến chứng, nhưng bác sĩ gây tê có lẽ càng bận hơn. Ví dụ như kiểm soát mức hôn mê của người bệnh, làm cho bệnh nhân không có cảm giác đau, nhằm thiết thực đảm bảo phẫu thuật diễn ra suôn sẻ và an toàn trong thời gian gây tê.
Do tính đặc thù của công tác gây tê, bác sĩ gây tê còn phải có tri thức lý luận rộng rãi, năng lực xử lý tình hình đột phát và sự quan sát tỷ mỉ. Vậy ngoài công hiệu giảm đau ra, gây tê còn có những chức năng quan trọng gì hay không? Bác sĩ Trường Hy Triết nói:
"Gây tê chủ yếu bao gồm các khâu sau đây: Công tác chính hàng đầu là gây tê trong lâm sàng; hai là theo dõi việc điều trị người bệnh trầm trọng; ba là điều trị chứng đau, trong đó kể cả các loại đau; bốn là phục hồi chức năng tim phổi".
Thiết thực đảm bảo bệnh nhân điều trị bằng phẫu thuật một cách suôn sẻ trong tình hình không có cảm giác đau và an toàn là nhiệm vụ cơ bản của y học gây tê, thế nhưng đây chỉ là một phần nội dung công tác của y học gây tê hiện đại. Công tác gây tê còn bao gồm chuẩn bị và xử lý trước và sau khi gây tê, theo dõi việc điều trị bệnh nhân lâm nguy, cấp cứu, điều trị chứng đau v.v.
Nếu tiến hành phân biệt các loại gây tê, chúng ta còn có thể chia làm gây tê toàn thân và gây tê cục bộ. Gây tê toàn thân tức là "trạng thái ngủ" như ta thường nói, bệnh nhân không còn ý thức, trong trạng thái thư giãn hoàn toàn, đương nhiên cũng không có cảm giác đau. Trường hợp gây tê cục bộ có nghĩa là gây tê ở vị trí nào đó.
Các trường hợp gây tê cục bộ bình thường nhất là gây tê khi nhổ răng, trước hết bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê ở xung quanh răng để tránh cảm giác đau. Nói chung cục bộ còn bao gồm trường hợp gây tê dưới phần lưng, cũng gọi là "gây tê bán thân".
Hiện nay, tỷ lệ gây tê toàn thân ngày càng tăng lên, các bệnh viện lớn chiếm trên 60%. Mặc dù như vậy, phần lớn người dân vẫn cho rằng gây tê bán thân tốt hơn gây tê toàn thân, thực ra nếu điều kiện kinh tế và sức khỏe cho phép, tốt nhất nên lựa chọn gây tê toàn thân. Bởi vì gây tê toàn thân là phương pháp gây tê an toàn nhất, hai là tất cả các phương pháp gây tê hiện nay, ngoài gây tê toàn thân có thể trực tiếp quan sát tới các trình tự và tham số thao tác ra, phương pháp gây tê còn lại đều phụ thuộc vào kinh nghiệm và cảm giác cuả bác sĩ.
Bác sĩ Trương Hy Triết đặc biệt nhắc nhở rằng, trường hợp bình thường, gây tê toàn thân không để lại di chứng lâu dài. Thời hạn hữu hiệu của thuốc gây tê rất ngắn, nói chung chấm dứt hiệu quả của thuốc ngay sau khi hoàn thành phẫu thuật. Hiệu quả của thuốc khác nói chung đào thải trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Cho nên, nếu sau một thời gian dài tiến hành gây tê toàn thân vẫn cảm thấy khó chịu thì chứng tỏ không phải là vấn đề do gây tê dẫn đến, mà phải xem xét đến các nguyên nhân khác, tránh lỡ mất thời cơ điều trị hữu hiệu.
Phần lớn người cho rằng, bác sĩ gây tê là giảm đau cho người bệnh bằng phương pháp điều trị của thuốc và làm cho người bệnh mất cảm giác đau. Song rất nhiều người cho rằng, bác sĩ gây tê hiện nay ngoài nhiệm vụ làm cho bệnh nhân cảm thấy dễ chịu trong quá trình phẫu thuật ra, điều quan trọng hơn là phải giám sát chẩn đoán những diễn biến về chức năng sự sống quan trọng do các nguyên nhân trong quá trình phẫu thuật và gây tê dẫn đến, đồng thời tiến hành điều trị đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
Vì vậy, bác sĩ gây tê cần phải có kiến thức rộng mới đảm nhận được công việc này, đòi hỏi phải có kiến thức tổng hợp về bệnh lý, tâm lý, dược, nội khoa, ngoại khoa, sản khoa, gây tê. Không những phải loại bỏ chứng đau cho người bệnh, mà còn phải theo dõi những thông số đảm bảo sự sống của người bệnh như hô hấp, nhịp tim, huyết áp, hệ thống thần kinh, chức năng gan thận quan trọng của người bệnh v.v. Bác sĩ Trương Hy Triết nói:
"Giúp bệnh nhân khỏi bị đau là điều cơ bản nhất, hai là duy trì sự sống và an toàn của bệnh nhân. Ngoài nhịp tim và huyết áp duy trì ổn định ra, hệ thống hô hấp không có vấn đề, môi trường bên trong của bệnh nhân cũng phải duy trì ổn định, ví dụ như các thành phần Axít, kiềm và lượng đường trong máu v.v phải cân bằng".
Cụ thể là bác sĩ gây tê phải tiến hành phán đoán trước khi phẫu thuật, căn cứ vào tình hình sức khỏe của bệnh nhân để xác nhận sự chênh lệnh của mỗi người và đưa ra phương án điều trị, trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ gây tê cần phải dựa vào các loại máy móc phức tạp và tinh vi để đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác về bệnh tình, duy trì sự sống của người bệnh, đặc biệt là những trường hợp nguy ngập.
Bác sĩ gây tê được tôn vinh là thầy thuốc nội khoa trong phòng phẫu thuật, không những giỏi về thao tác gây tê đảm bảo bệnh nhân không bị đau đớn, phẫu thuật tiến hành suôn sẻ, mà còn phải biết sử dụng thiết bị tiên tiến, luôn luôn theo dõi sự sống của người bệnh, nếu phát hiện dấu hiệu đe dọa tới sự sống của người bệnh do phẫu thuật, gây tê và bệnh tình của bệnh nhân gây nên, thì phải áp dụng các biện pháp điều trị, duy trì chức năng bình thường và đảm bảo sự sống cho người bệnh.
Nếu nói phẫu thuật là để chữa bệnh, thì gây tê là bảo vệ tính mạng. Có trường hợp gây tê thậm chí còn quan trọng hơn phẫu thuật, hàng ngày đều có người phải tiến hành phẫu thuật cùng một căn bệnh, nhưng phương pháp gây tê và xử lý lại hoàn toàn khác nhau, cùng trường hợp viêm ruột thừa, phương pháp mổ của bác sĩ cơ bản giống nhau, nhưng do cơ thể bệnh nhân hoàn toàn khác nhau, nên phương pháp gây tê và xử lý cũng khác nhau một trời một vực.
Khi một cụ già 90 tuổi mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim buộc phải phẫu thuật do viêm ruột thừa, thì rủi ro và áp lực đặt ra cho bác sĩ gây tê cũng là rủi ro lớn hơn bao giờ hết. So với việc gây tê cho những người còn trẻ ở độ tuổi 20, thì gây tê cho người già chức năng cơ thể suy giảm, mắc nhiều bệnh sẽ gặp rủi ro lớn hơn.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |