Tiếng mô-tơ chạy, quê hương nhớ nhung da diết ngay phía trước, đám đông người yên lặng bỗng rộ lên. Cụ Chu Cao Xung năm nay 70 tuổi là người đầu tiên nhận ra bến tàu ra đi năm xưa.
Đảo Ngư Sơn nằm ở miền duyên hải phía đông tỉnh Chiết Giang, cách thị trấn Thạch Phố huyện Tượng Sơn khoảng 25 hải lý, là hòn đảo xa nhất của vùng duyên hải Thạch Phố, năm 1955, 93 gia đình đảo Ngư Sơn theo quân đội Quốc Dân đảng cấp tốc rút lui đến Đài Loan, ông Trương Thế Trọng lúc ấy mới 11 tuổi đang học tại thị trấn Thạch Phố từ đó đã mất liên lạc với người nhà. Ông Trương Thế Trọng cho biết, chỉ một mình tôi ở lại đảo Ngư Sơn, ba anh trai và hai chị gái đều ở Đài Loan, trước đây đều ở đảo này, một mình tôi lên thị trấn đi học, họ đi lúc nào cũng không biết.
Ngày 17 tháng 9 năm 2011, trong dịp tổ chức Ngày hội Khai Ngư Trung Quốc, trăm người thôn Tiểu Thạch Phố Đài Đông đã tổ chức Đoàn tìm thân nhân về thăm quê hương, trong Đoàn tìm thân nhân có bà Kha Hạ Hương chị dâu cả và cháu của ông Trương Thế Trọng, lòng nhớ quê hương da diết và chặng đường về thăm quê hương sau 56 năm hiện rõ mồn một trước mắt cụ Kha Hạ Hương.
Đầu thập niên 50 thế kỷ 20, eo biển Đài Loan bị ngăn cách không qua lại, nhưng eo biển có thể ngăn cách giao thông đi lại giữa hai bờ, chứ không thể nào ngăn cản nổi nỗi niềm nhớ nhung quê hương của người Tiểu Thạch Phố, bắt đầu từ giây phút tha hương cầu thực, họ đã bước lên con đường nhớ nhung quê hương dằng dặc. Từ trước tới nay, người Tiểu Thạch Phố luôn nghĩ cách tìm cơ hội liên lạc với người nhà ở Đại Lục.
Ông Kha Thụ Cầu cho biết, thuyền trưởng ở chỗ chúng tôi có người nhà chạy đến Tây Đức, Tây Đức đã đi lại với Đại Lục. Thư của chúng tôi gửi đến Tây Đức rồi chuyển về Đại Lục.
Hai bờ eo biển Đài Loan rốt cuộc thông qua hình thức quanh co như vậy, lần đầu tiên nối liền niềm nhớ nhung sâu sắc giữa hai bờ eo biển. Mãi đến thập niên 80 thế kỷ 20, Đài Loan mở cửa cho về thăm thân nhân ở Đại Lục, người Tiểu Thạch Phố mới lũ lượt về quê hương thăm người nhà, cụ Trương Thế Trọng rốt cuộc đã gặp lại người nhà.
Con trai của cụ Kha Hạ Hương lần đầu cùng mẹ về thăm quê hương, cả nhà vừa để hành lý xuống liền vội vàng đi thăm ngôi nhà tổ tiên. Làng đánh cá năm xưa giờ đây đã được khai thác thành thắng cảnh du lịch, trên đảo đâu đâu cũng thấy khách sạn mới xây dựng và khách du lịch. Đi ven bờ biển hơn mười phút đến trước doanh trại xanh thắm, hai cụ dừng chân, đây là ngôi nhà tổ tiên mà họ cư trú thời niên thiếu.
Con trai cụ Kha Hạ Hương vừa nghe mẹ và chú kể chuyện ngày xưa, vừa chụp ảnh lia lịa, ông cần chụp nhiều ảnh cho con cái ở Đài Loan xem.
Thôn Tiểu Thạch Phố ở Đài Loan là một thôn làng rất hiếm thấy, được gọi là thôn mới Phúc Cương, sau khi bà con thôn Ngư Sơn dọn đến đây cư trú, cứ khăng khăng gọi là thôn Tiểu Thạch Phố, mà vẫn giữ nguyên phong tục tập quán của người Thạch Phố Đại Lục. Năm hết tết đến, nhà nào nhà nấy gói bánh tiểu mạch cuộn, làm mì sợi cá, viên bột cá, cơm Bát Bảo, nem. Đêm ba mươi tết, xa nhà thế nào cũng phải về nhà ăn bữa cơm đoàn tụ. Đến cả thờ thần tiên cũng là hai chị em gái trong truyền thuyết, cùng thờ cúng trong "Chùa Hải Thần". Vốn là khi cư dân đảo Ngư Sơn di cư đến Đài Loan, họ đã mang tượng thần Nương Nương Như Ý đến Đài Loan.
Trong truyền thuyết địa phương, Nương Nương Ma Tổ và Nương Nương Như Ý đều là thần Biển, Nương Nương Ma Tổ của đảo Thạch Phố huyện Tượng Sơn là chị, Nương Nương Như Ý của thôn Tiểu Thạch Phố Đài Loan là em. Bắt đầu từ năm 2007, người Tiểu Thạch Phố hàng năm đem tượng thần về quê hương nhận người nhà, cùng bà con đảo Ngư Sơn tổ chức hoạt động Lễ cầu nguyện, cầu nguyện hai chị em gái thần Biển này phù hộ nhân dân hai bờ mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Sáng sớm ngày hôm sau về đến đảo Ngư Sơn lần này, ông Kha Thụ Cầu đã dẫn đầu toàn thôn Tiểu Thạch Phố tổ chức hoạt động thần Biển Nương Nương Như Ý về quê tuần an.
Năm 2008, "Tín ngưỡng phong tục Như Ý Thạch Phố --- Phú Cương" của người Thạch Phố hai bờ eo biển Đài Loan cùng một dòng dõi đã được Quốc vụ viện Trung Quốc công bố vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia đợt hai, đây cũng là Văn hóa phong tục dân gian hai bờ eo biển Đài Loan duy nhất trong "Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia" hiện nay.
Trải qua nửa thế kỷ, con cháu đời sau của người đảo Ngư Sơn huyện Thạch Phố đã gây dựng cơ nghiệp tại Đài Loan, nay người Thạch Phố hai bờ eo biển cũng thường xuyên đi lại mật thiết với nhau. Theo đà mở tuyến hàng không dân dụng bay thẳng giữa Ninh Ba và Đài Loan, hành trình bay giữa hai nơi không tới 90 phút, khoảng cách giữa hai bờ eo biển Đài Loan gần trong gang tấc. Người Tiểu Thạch Phố Đài Loan cảm nhận nhiều hơn về sự thay đổi của Thạch Phố Đại Lục, bắt đầu tìm cơ hội đầu tư phát triển ở quê hương, con đường trở về quê hương ngày càng thênh thang thả bước.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |