Những điều cần lưu ý trong khám chữa răng
Đối với một người khỏe mạnh, răng là bộ phận quan trọng, hai hàm răng khỏe đẹp không những khiến bạn có thể thưởng thức các món ăn thơm ngon, mang lại niềm vui và tự tin cho bạn, mà còn liên quan trực tiếp tới sức khỏe toàn diện của bạn. Thế nhưng, hầu như mọi người chúng ta đều có trải nghiệm đau răng, trong khi đó khám chữa răng lại là một trong những điều phiền phức nhất. Làm thế nào để giúp mọi người giảm bớt nỗi đau và xóa bỏ nỗi lo ngại về khám chữa răng, bác sĩ Chủ nhiệm Khoa Răng-Hàm-Mặt của Bệnh viện Tổng hợp Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Kha Kiệt cho biết:
Mặc dù răng rất nhỏ, song cũng là một trong những bộ phận trên cơ thể con người chẳng khác gì tim, gan, thận, đóng vai trò không thể coi nhẹ đối với sức khỏe của con người. Thế nhưng trong đời sống hàng ngày, răng thường là bộ phận chưa được sự coi trọng đúng mức của chúng ta. Chịu ảnh hưởng của quan niệm cũ, rất nhiều người không chú trọng đề phòng bệnh răng, cho dù đã bị sâu răng, nhưng trong giai đoạn đầu, miễn là không ảnh hưởng tới đời sống hàng ngày thì rất nhiều người sẽ bỏ qua, đợi đến khi đau răng thì dây thần kinh răng cũng đã bị viêm. Tục ngữ có câu rằng "lỗ nhỏ không vá thì lỗ to sẽ khổ".
Trên thực tế, chỉ cần coi trọng chăm sóc răng miệng, chúng ta sẽ có thể phát hiện sớm bị sâu răng, nhờ đó khám chữa răng cũng sẽ trở nên đơn giản hơn. Nếu bị sâu răng ở mức nhẹ, có thể áp dụng phương pháp loại bỏ phần răng hỏng rồi hàn lại răng, chỉ cần một lần là có thể hoàn thành điều trị. Song nếu vấn đề răng trở nên nghiêm trọng, chứng viêm lan tới tủy răng, thì cần phải chữa trị bằng phương pháp điều trị tủy răng, có nghĩa là tiến hành một phẫu thuật nho nhỏ cho răng theo ba bước gồm chuẩn bị, sát trùng và hàn răng, qua đó chúng ta sẽ biết tại sao chỉ một chiếc răng mà phải đến bệnh viện hai ba lần.
Vậy, tại sao người ta lại ít coi trọng chăm sóc sức khỏe răng, bác sĩ Kha Kiệt cho rằng, đó là do chúng ta chưa có nhận thức đầy đủ đối với đặc tính của răng cũng như mối quan hệ giữa răng với sức khỏe của tất cả các bộ phận trong cơ thể".
Bác sĩ Kha Kiệt nói, một người mắc bệnh "dây thần kinh tam thoa" đã qua sự chẩn đoán của nhiều bệnh viện, sau đó qua kiểm tra phát hiện, nguyên nhân dẫn đến đau liên tục ở mặt lại là do bệnh răng miệng. Đây không phải là trường hợp ít thấy, bệnh răng miệng có khi sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hàm thậm chí là sức khỏe toàn thân.
Trước đây, nhổ răng là phương pháp thường dùng trong chữa trị bệnh răng mệng của bác sĩ, hiện nay, bác sĩ nhận thức rằng, nhổ chiếc răng nào thì thiếu chiếc răng ấy, đây là sự tổn thất không thể đảo ngược. Hơn nữa nhổ răng rất có thể xảy ra nhiều biến chứng; răng giả rất có thể xuất hiện những vấn đề như răng bị lung lay, nhai khó và ảnh hưởng tới phát âm; nếu sau khi nhổ răng không trồng răng kịp thời, còn sẽ dẫn đến chức năng nhai giảm sút, khuôn mặt già đi, thậm chí dẫn đến hội chứng rối loạn khớp hàm. Vì vậy, chữa trị một cách hệ thống và tổng thể cũng là xu hướng mới trong khám chữa răng hiện nay.
Tiêu chuẩn sức khỏe răng của Tổ chức Y tế Thế giới là "80 tuổi vẫn còn 20 chiếc răng"
Tiêu chuẩn sức khỏe răng của Tổ chức Y tế Thế giới là "80 tuổi vẫn còn 20 chiếc răng", nếu muốn thực hiện mục tiêu này thì cần phải kết hợp tự chăm sóc răng miệng với chăm sóc răng miệng của bác sĩ. Phương pháp tự chăm sóc răng miệng bao gồm hình thành phương pháp đúng đắn về đánh răng ngay từ bé, tránh dùng tăm xỉa răng mà cố gắng dùng chỉ xỉa răng, giảm hoặc tránh hút thuốc lá, uống rượu và những lối sống không khoa học khác.
Phương pháp chăm sóc răng qua bác sĩ là chỉ trung bình mỗi năm ít nhất đi bệnh viện rửa răng một lần, nếu điều kiện cho phép thì nửa năm rửa răng một lần, bên cạnh đó tốt nhất khám răng một lần. Có người nhận thức sai lầm rằng, chỉ cần tự chăm sóc răng cho tốt là được rồi, song trên thực tế, tự chăm sóc răng không thể thay thế phương pháp chăm sóc răng của bác sĩ. Bác sĩ Kha Kiệt nói:
"Khám sức khỏe là điều hết sức quan trọng, nhất là qua khám răng-hàm-mặt có thể phát hiện nhiều triệu chứng tiềm ẩn, ví dụ như sâu răng, sâu răng ở giai đoạn đầu không đau, không ảnh hưởng tới ăn cơm, cũng không gây ảnh hưởng khác, thế nhưng nếu trong quá trình khám sức khỏe có thể phát hiện sâu răng và điều trị ngay từ giai đoạn đầu, vừa không bị đau lại dễ điều trị".
Những năm gần đây, do lo ngại môi trường y tế không tốt, dễ bị lây bệnh, một số người đã nẩy sinh tâm lý hoảng sợ về khám chữa răng, cho nên không chịu khám răng, càng không thể chăm sóc và rửa răng định kỳ. Đương nhiên, răng-hàm-mặt là kênh lây nhiễm thường thấy xuất hiện trong quá trình điều trị, khâu điều trị mất vệ sinh và không quy phạm rất có thể khiến bệnh nhân không những không giải quyết được vấn đề đau răng lại tăng thêm bệnh mới, ví dụ những bệnh truyền nhiễm như viêm gan, HIV/AIDS v.v đều có thể lây nhiễm qua khám chữa răng.
Làm thế nào để tránh hiện tượng tiêu cực do "sợ bị nấc mà từ chối ăn cơm", nẩy sinh tâm lý khủng hoảng? Bác sĩ Kha Kiệt cho biết: Khi khám răng bệnh nhân có quyền yêu cầu nhân viên y tế mở trọn gói bọc dụng cụ y tế qua khử trùng ngay trước mắt mình để tránh bị lây nhiễm. Mở trọn gói bọc dụng cụ y tế trước mắt bệnh nhân là một khâu hết sức quan trọng trong hệ thống đánh giá chất lượng y tế. Tại một số phòng khám không quy phạm, cho dù một số dụng cụ đã khử trùng, nhưng mũi khoan quan trọng nhất lại không sát trùng, đây là điều rất nguy hiểm. Cho nên, chúng ta nhất định phải đến bệnh viện chính quy khám chữa răng, chứ không nên chỉ vì tiện và rẻ mà đi khám chữa tại những phòng khám "ba không", tức không có chứng nhận hành nghề, không có chỉ đạo kỹ thuật và không có giám sát chất lượng.
Trên thực tế, mặc dù áp dụng phương pháp đánh răng truyền thống lâu đời nhất và phổ biến nhất trong tự chăm sóc răng miệng cũng bị hạn chế phần nào, bác sĩ Kha Kiệt cho biết:
"Liệu đánh răng có thể làm sạch răng trăm phần trăm hay không, đương nhiên đáp án là phủ định. Thực ra tại các nước phát triển, tỷ lệ sử dụng chỉ xỉa răng rất cao, cho nên phải tập luyện sử dùng chỉ xỉa răng, đặc biệt những người bước vào tuổi 40".
Có người cho rằng, hàng ngày đánh răng cho kỹ là được, chứ không cần rửa răng, đây là nhận thức sai lầm. Bởi vì sau nửa tiếng đánh răng lại có thể hình thành khuẩn mới, trong vòng 30 ngày sẽ tăng lên tới một lượng lớn, cứ thế sẽ hình thành bựa răng, có thể dẫn đến viêm hàm răng, viêm lợi răng, chảy máu răng, hôi mồm, rút cuộc răng bị lung lay và bị rụng. Vì vậy, nếu là người thành niên chưa hề rửa răng lần nào thì nên đi bệnh viện rửa răng càng sớm càng hay, tốt nhất nửa năm rửa răng một lần".
Bác sĩ Kha Kiệt đặc biệt nhắc nhở rằng, rửa răng tại bệnh viện không chính quy rất có hại. Một là họ chỉ có thể loại bỏ bựa răng bề mặt, nhưng bựa răng sâu là nguyên nhân gây bệnh quan trọng nhất lại không thể làm sạch, cho nên không đạt được mục đích đề phòng viêm hàm răng. Hai là phương hại tới lợi răng, nếu không tiếp tục tiến hành khám chữa chuyên môn đối với lợi răng bị lộ ra ngoài sau khi cạo bựa răng, không những làm cho người bệnh bị đau không thể nhịn được, mà còn khiến viêm lợi răng càng thêm nghiêm trọng. Ba là dễ dẫn đến lây nhiễm. Cho nên, cần phải thận trọng lựa chọn bệnh viện và nhân viên y tế qua đào tạo nghiêm khắc của bệnh viện chính quy khi rửa răng.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |