Cô Tôn Lệ Trân là một giáo viên bình thường ở thị trấn Hoàng Hợp Thiếu, thành phố Hu-ha-hớt, Khu Tự trị Nội Mông Trung Quốc, trường cô dạy học cách nhà rất xa, mỗi lần đến trường phải đi hàng 30 cây số. Cô Trân cho phóng viên biết: "Năm kia con đường đất ở đây mới được trải nhựa, trước đây đi đường đất rất vất vả, khi trời mưa phải đẩy xe đi bộ, mùa đông thì lạnh thấu xương, đi lại tiện như hiện nay cũng phải đi trước hai tiếng đồng hồ mới kịp giờ lên lớp".
Sáng ngày 4 tháng 9 phóng viên đến trường và gặp 5 giáo viên của trường, thầy Tề Phúc Tiền là hiệu Trưởng của trường chỉ vào 3 cô giáo, nói với phóng viên: "Ba cô là lực lượng chủ lực của trường chúng tôi, trường có tất cả 14 giáo viên, phần lớn là các cô giáo".
Cô Dương Mỹ Hoa năm nay đã 50 tuổi, nhà cô cũng cách trường mấy chục cây số. Cô kể lại với phóng viên: "Tôi làm giáo viên ở nông thôn đã 30 năm, được tận mắt chứng kiến quá trình phát triển giáo dục ở nông thôn. Hiện nay, lương một tháng của tôi là hơn 3000 Nhân dân tệ, khi chưa phải là giáo viên trong biên chế, một năm hợp tác xã chia cho tôi 280 công, về sau một tháng được 8 đồng tiền lương. Lúc đó bàn học của các em hai chân đắp bằng đất, dụng cụ giảng dạy cũng chẳng có gì".
Chồng của cô Hoa cũng là giáo viên của trường, thầy tiếp lời cô Hoa: "Trong thôn, như hai vợ chồng tôi đều làm giáo viên thì điều kiện kinh tế còn khá, nói thực lòng, trong bao năm qua điều khiến chúng tôi phấn khởi nhất là được lên lương, làm giáo viên ngoài biên chế bao nhiêu năm, vất vả biết nhường nào, hiện nay, chúng tôi cảm thấy tự hào là người kỹ sư tâm hồn". Con của thầy cô từ nhỏ đều gửi ông bà nội trông nom giúp, học lớp ba đã đưa đến trường tiểu học nội trú.
Do phần lớn các giáo viên nhà đều ở xa, trường lại không có nhà ăn, buổi trưa ở trường chỉ ăn tạm cho qua bữa, ăn xong gục đầu xuống bàn chợp mắt một lúc. Cô Hoa nói với phóng viên: 14 giáo viên làm việc trong một phòng làm việc, thầy Tiền hiệu Trưởng cũng không ngoại lệ. Thầy hiệu Trưởng Tề Phúc Tiền chỉ vào mảnh đất phía đông nói với phóng viên: "Cấp trên sẽ xây dựng trường học mới trên mảnh đất kia".
Cô Vũ Tuệ Trân là giáo viên trẻ nhất của trường, từ nhỏ cô học tiểu học ở trường này, hiện nay nhiều đồng nghiệp là thầy cô giáo của cô hồi nhỏ. Sau khi tốt nghiệp đại học năm 2006, cô về giảng dạy ở quê nhà, cô nói với phóng viên: "Thực ra tôi có điều kiện rời khỏi thôn, nhưng vì, từ nhỏ sinh sống ở đây, nên có tình cảm và cảm thấy các em học sinh ở nông thôn càng cần đến tôi. Điều khiến tôi rất xúc động là, có một năm vào ngày Nhà giáo, khi tôi vừa bước lên bục giảng, đột nhiên tất cả các em học sinh trong lớp đồng thanh nói: 'Chúc cô Ngày Nhà giáo vui vẻ'. Giờ phút đó tôi cảm thấy mình rất hạnh phúc".
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |