Nói đến mạch máu, chúng ta sẽ nghĩ đến mạch máu tim và não, thực ra, mạch máu là chỉ ống dẫn máu. Ngoài giác mạc, lông, tóc, móng tay, móng chân và răng ra, mạch máu chảy khắp toàn thân, ngoài mạch máu tim và não ra, các mạch máu khác trong cơ thể con người được gọi chung là mạch máu ngoại vi.
Chứng mạch máu ngoại vi là căn bệnh phức tạp, khó trị, biểu hiện sau điều trị cũng không được tốt lắm, nếu không điều trị kịp thời, sẽ gây chướng ngại cho chức năng chân, tay của người bệnh, trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tới tính mạng. Vì vậy, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời là điều hết sức nghiêm trọng. Giải thích về chứng mạch máu ngoại vi, bác sĩ Trần Trung cho biết:
"Ngoài mạch máu não, tim mạch vành ra, tất cả các chứng bệnh xảy ra trong mạch máu cơ thể con người đều thuộc phạm trù mạch máu ngoại vi, có thể chia làm hai loại lớn gồm hệ thống tĩnh mạch và động mạch. Về bệnh lý có thể chia làm biến chứng hẹp, biến chứng phình to và biến chứng chức năng. Chứng bệnh này đã xuất hiện xu hướng mỗi năm một tăng cao trong những năm qua, những người nghiện thuốc lá và uống rượu đều có tỷ lệ phát bệnh rất cao.
Hiện nay, theo sự xác định về chứng mạch máu ngoại vi, chủ yếu là chỉ bệnh mạch máu chân tay, thường bao gồm chứng động mạch, tĩnh mạch, vi mạch, lim-phô, tắc nghẽn máu v.v. Chứng mạch máu ngoại vi thường bao gồm tắc xơ cứng động mạch, tắc động mạch chân tay do bệnh tiểu đường, viêm mạch máu do tắc máu, viêm động mạch chủ v.v.
Xét về bệnh lý, chứng mạch máu ngoại vi là chỉ các triệu chứng hẹp, tắc nghẽn hoặc phình to do u động mạch chủ và các mạch máu chi khác ngoài động mạch vành ra. Bác sĩ Trần Trung đặc biệt nêu rõ, cơ sở bệnh lý và sinh lý của chứng mạch máu ngoại vi giống như xơ cứng động mạch vành, nhân tố nguy hiểm cũng như nhau, trong đó bao gồm hút thuốc lá, bệnh tiểu đường, cao huyết áp, mỡ trong máu cao, cao tuổi, béo phì, kết quả xét nghiệm thành viên gia đình với sự biểu hiện dương tính v.v.
Do điều kiện đời sống thay đổi, kết cấu ăn uống và lối sống không hợp lý đã dẫn đến chứng mỡ trong máu cao và độ dính máu tăng cao, nguyên nhân dẫn đến chứng mạch máu ngoại vi thay đổi rất nhiều. Viêm mạch máu do tắc nghẽn máu từng làm cho người ta khiếp sợ rất ít thấy trong lâm sàng hiện nay, thay vào đó là tắc nghẽn do xơ cứng động mạch và tắc nghẽn động mạch chân tay bởi bệnh tiểu đường nghiêm trọng hơn nhiều có tỷ lệ phát bệnh mỗi năm một cao, chúng đã trở thành cố tật ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Những người nào có tỷ lệ mắc bệnh mạch máu ngoại vi cao? Bác sĩ Trần Trung cho biết:
"Phần lớn bệnh mạch máu ngoại vi đều xảy ra ở người đứng tuổi và cao tuổi, đặc biệt là những người mắc bệnh xơ cứng động mạch, bất cứ là tắc nghẽn vì phình to hay là hẹp, nguyên nhân phát bệnh và sự diễn biến của bệnh đều liên quan trực tiếp tới tuổi tác; điều này có nghĩa là cùng với tuổi tác tăng cao, cộng đồng mắc bệnh này cũng tăng dần. Tuổi càng cao thì mức tăng càng nhanh".
Bác sĩ Trần Trung nói, mặc dù chứng mạch máu ngoại vi phần lớn xảy ra ở người đứng tuổi và cao tuổi, song rất nhiều người bệnh lại thiếu sự nhận thức đầy đủ đối với chứng bệnh này, triệu chứng đau tê ở chân tay không nhận được sự coi trọng đúng mức của người bệnh, hầu như không nghĩ tới là do mạch máu chân tay xuất hiện vấn đề, vì vậy không tiến hành điều trị kịp thời và lỡ mất thời cơ điều trị tốt nhất, để cho chứng mạch máu ngoại vi gây phương hại tới cơ thể cho đến thời kỳ giữa và muộn, chân tay thiếu máu thiếu ô-xi nghiêm trọng, đau dữ dội, hoại tử, cuối cùng đành phải cắt chi, để lại khuyết tật suốt đời, thậm chí đe dọa tới tính mạng.
Ngoài người bệnh chưa có sự nhận thức đầy đủ ra, bệnh viện chẩn đoán sót hoặc chẩn đoán nhầm cũng thường hay xảy ra.Ví dụ như chứng tắc nghẽn vì xơ cứng động mạch là căn bệnh thiếu máu chân, tay ở người đứng tuổi và cao tuổi, người bệnh thường kèm theo các chứng cao huyết áp, mỡ trong máu cao hoặc bệnh tim mạch, triệu chứng thời kỳ đầu chỉ biểu hiện ở chân lạnh, chân tê và chân sợ lạnh, đi lại cảm thấy đau chân, qua nghỉ ngơi có phần dịu lại. Do triệu chứng thời kỳ đầu không rõ rệt, cho nên thường không dẫn đến sự coi trọng cao của bác sĩ và bị chẩn đoán sót. Một khi bước vào thời kỳ phát triển, sẽ nhanh chóng xuất hiện chứng hoại tử ở chân, rất khó chữa, khiến nhiều người bệnh không tránh khỏi bị cắt chi.
Những năm gần đây, tắc máu tĩnh mạch sâu là chứng bệnh được bác sĩ coi trọng cao nhưng tỷ lệ chẩn đoán nhầm vẫn khá cao. Đặc biệt là chứng tắc nghẽn máu tĩnh mạch sâu trong cơ bắp chân dễ bị chẩn đoán nhầm, bởi vì biểu hiện trong lâm sàng của chứng này rất nhẹ, chỉ bắp chân hơi sưng và hơi đau, cho nên khá nhiều người bệnh bị chẩn đoán nhầm là cơ bắp bị thương, viêm dây chằng, chữa trị bằng phương pháp xoa bóp, lý liệu, chườm nóng, không những không thu được hiệu quả chữa trị, mà còn lỡ mất thời cơ loãng máu, khiến cục máu lan tràn, tăng thêm rủi ro dẫn đến chứng tắc phổi.
Bác sĩ Trần Trung đề nghị, nếu xuất hiện triệu chứng liên quan cần phải đi khám ở bệnh viện chuyên khoa mạch máu ngoại vi, qua xét nghiệm sẽ có thể giảm thiểu tỷ lệ bị sót và nhầm trong chẩn đoán, được điều trị kịp thời và đúng đắn. Do chứng mạch máu ngoại vi gắn chặt với lối sống, cho nên trong đời sống hàng ngày, cần phải xây dựng quan niệm dưỡng sinh khoa học và lành mạnh.
"Chúng ta chủ trương, giữ chặt mồm, thường đi bộ, ăn uống theo chế độ, ăn thái quá chắc chắn gây nên các chứng mỡ trầm tích, cao huyết áp, mỡ trong máu cao. Mỡ động vật chứa Côlétxtêrôn và chất béo rất cao, vì vậy nên ít ăn nội tạng động vật, mà phải ăn nhiều rau quả. Chủ động luyện tập sức khỏe có ô-xi hoàn toàn khác với làm việc mệt nhọc một cách thụ động, do vậy nên luôn luôn dành ra chút ít thời gian cho luyện tập sức khỏe".
Bác sĩ Trần Trung còn nhấn mạnh, việc phòng chống chứng mạch máu ngoại vi trong đời sống hàng ngày phải căn cứ tình hình cụ thể của mỗi người, chứng hàn thấp theo chẩn đoán của Trung Y như viêm mạch máu do tắc nghẽn máu tính hàn và xơ cứng động mạch tính bế hàn v.v, cần phải lưu ý những điểm sau đây:
Một là không nên đi giầy và tất chật quá, càng không nên đi chân đất, không ngồi vắt chéo chân, luôn giữ da sạch và da khô cho chân bị bệnh, cắt móng chân và móng tay thích hợp, khi mắc bệnh gây phương hại tới mạch máu cần phải khám chữa kịp thời, phải cai hút thuốc lá, mùa đông mặc ấm tránh bị lạnh chỗ mắc bệnh, trong khi đó cũng kiêng hong nóng và phơi nắng, tránh tinh thần xúc động và căng thẳng, có thể uống rượu vừa phải.
Đối với chứng ôn nhiệt theo chẩn đoán của Trung Y như: Chứng đau chân ban đỏ nguyên phát cần phải đặc biệt lưu ý. Trong mùa hè nên đi dép thoáng, ban đêm đi ngủ cũng không nên đắp chân, ngoài ra, không nên để lộ chân trong môi trường ôn nhiệt, đặc biệt là môi trường nóng.
Người bệnh nặng tốt nhất không sinh sống tại khu vực có nhiệt độ dẫn đến đau trở lên, bình thường không nên chườm đá hoặc nước đá, tránh gây tổn thương tới mạch máu và thần kinh cuả chân, khiến chứng bệnh kéo dài và trở nên nghiêm trọng.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |