Ngoài ra, không nên chỉ lấy những tiêu chuẩn đơn nhất để yêu cầu con cái, chẳng hạn như: Chú ý gọn gàng, sạch sẽ, không chỉ là chú ý bề ngoài, mà con bao gồm cả nội dung, như: Cần cù, thông minh và tự lo liệu sắp xếp cho cuộc sống của bản thân bé, làm tốt được những việc này, thì bé sẽ trở lên tự tin. Chẳng hạn như: Bắt những em thành tích học tập đội sổ trong lớp, phải vươn lên hàng đầu trong cả lớp thì rất khó, thế nhưng, nếu bé đã tận tâm, tận sức, cần cù, chịu khó, thì cha mẹ phải khẳng định thành tích của bé, như vậy, mới có thể giúp con cái gây dựng lòng tin thực sự.
Chuyên gia cho rằng, trong khi nuôi dạy con cái, các bà mẹ thường tồn tại một số vấn đề như: Thường coi những biểu hiện của bé là thành tích của mình. Đôi lúc tuy bé biểu hiện rất tốt, nhưng người mẹ vẫn rất lo lắng, thường cảm thấy bé còn chưa làm được như ý muốn của mình. Kết quả là bố mẹ luôn lo lắng, khiến cho bé cũng không yên tâm, và mất lòng tin. Chuyên gia cho rằng, về mặt nuôi dạy con cái, người mẹ phải ở trong trạng thái tự tin, ung dung để tìm ra biện pháp đón nhận mọi thách thức, chứ không phải là trốn tránh, bực bội, trách móc, đây là một điều rất quan trọng trong việc gây dựng lòng tự tin cho con cái.
Chuyên gia cho rằng, muốn con cái tự tin, thì trước hết cha mẹ phải tự tin. Những phụ huynh không tự tin, thì rất hay bới móc những thiếu sót của con cái. Ngoài ra, những phụ huynh không tự tin, thường chỉ coi trọng kết quả, mà không coi trọng nhu cầu, đưa ra mục tiêu rất cao, thường cảm thấy con mình còn yếu kém, nên hay chê bai, khiển trách con cái.
Vậy làm thế nào để nâng cao lòng tự tin của trẻ ? Chuyên gia cho biết, muốn gây dựng lòng tin cho trẻ chủ yếu có ba mặt: Thứ nhất là bé phải tự tin đối với bề ngoài của mình, cho rằng "Mình rất xinh đẹp", bao gồm cảm nghĩ của bé đối với ngoại hình, cũng như cách ăn mặc, đi đứng ... của bé. Thứ hai là nhận thức của bé đối với khả năng của bé: Cho rằng "Mình là đứa trẻ rất giỏi giang" bao gồm cả việc bé có thể biết được bé có những ưu điểm gì, có khả năng giải quyết những việc của riêng bé, có thành tích học tập tốt, trong những lúc gặp phải khó khăn, trắc trở có thể tự khích lệ mình ... Thứ ba là sự nhận thức trong khi bé tiếp xúc với người khác: Luôn cho rằng "Mình là đứa trẻ được mọi người quý mến", bao gồm cả quan hệ mật thiết giữa bé với mọi người trong gia đình, đủ khả năng tương tác vui vẻ với người khác, là đứa trẻ được các bạn quý mến ...
<< 1 2 >>