Thời gian như thoi đưa, chớp mắt đã mười mấy năm trời. Trong thời gian này thầy giáo Trịnh Kỳ đã trải qua thời kỳ xã hội rối loạn và đã rời cương vị công tác dạy học yêu quý. Năm 1979, sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XI, thầy Kỳ lại bắt đầu trở lại công tác giáo viên. Thầy mài sắc ý chí, quyết tâm bù đắp lại thời gian đã mất đi phí hoài.
Vì từng mất mát tuổi thanh xuân, nên càng quí trọng gấp bội. Thầy Kỳ vừa làm Chủ nhiệm lớp, lại dạy môn Ngữ văn và môn Nhạc, đồng thời còn làm Người phụ trách Đội Thiếu niên Trường tiểu học Tỉnh Cương. Thầy Kỳ tổ chức học sinh triển khai cắm trại hè, hoạt động văn nghệ và nhóm năng khiếu, quyên góp cho trẻ mồ côi châu Phi, xây dựng "Trạm đưa thư Khăn quàng đỏ", hướng dẫn các em học sinh chuyển hơn 20 nghìn bức thư và sách báo cho bà con thôn xóm.
Gần trường có dòng sông Wa-jia, trên sông không có cầu, chỉ có hàng đá xếp, hơn 20 học sinh hàng ngày phải lội qua lại hai lần. Gặp lúc nước sông dâng cao, thầy Kỳ phải đứng đợi bên bờ sông để cõng từng em qua sông, đông qua xuân đến, thầy Kỳ cõng học sinh qua sông 10 năm trời cho đến khi có chiếc cầu bắc qua sông.
Năm 1984, thầy giáo Trịnh Kỳ được Trung Ương Đoàn Thanh niên và Bộ Giáo dục bình chọn là "Người phụ trách Đội Thiếu niên xuất sắc toàn quốc", đến Bắc Kinh tham gia Đại hội Đại biểu Thiếu niên toàn quốc lần thứ nhất.
Sau khi từ Bắc Kinh về, thầy giáo Kỳ tràn đầy nhiệt huyết lao vào sự nghiệp giáo dục, thầy giáo Kỳ không những dạy cho học sinh hiểu biết kiến thức, mà còn dạy cho học sinh biết làm người, đặt nền tảng vững chắc cho cuộc đời.
Năm ấy có một em gái tên là Dương Tĩnh mới 10 tuổi, thích ca hát nhảy múa. Thầy giáo Kỳ thấy em học sinh này có năng khiếu, nên đã tìm mẹ em Dương Tĩnh, mong đưa em Tĩnh đi học lớp Thanh nhạc. Mẹ em Tĩnh rất phấn khởi, nhưng lo lắng đi đường xa không an toàn. Thầy Kỳ nói việc này yên tâm, tôi sẽ phụ trách việc đưa đón đi học. Từ đó, nghỉ hè hàng năm, em Dương Tĩnh đều ở tại nhà thầy Kỳ, trời tờ mờ sáng, ăn xong bữa sáng do vợ thầy Kỳ nấu nướng, bất kể là mưa gió, hai thầy trò đạp xe lên đường.
Trước sự dạy dỗ của thầy giáo Kỳ, em Dương Tĩnh đã thi vào khoa Âm nhạc Sư phạm Đương Dương, sau này cũng trở thành một giáo viên giỏi.
Thầy giáo Trịnh Kỳ thường nói, tuy chỉ dạy các em 5 – 6 năm, nhưng phải chịu trách nhiệm đối với các em suốt đời, thầy Kỳ ngày càng mở rộng trách nhiệm đối với học sinh của mình. Năm 1996, em Nguyễn Kiến Bình học sinh trước đây của thầy giáo Kỳ thi trượt cấp ba, rất chán nản. Thầy Kỳ nói với em Bình, Con người miễn là có chí hướng thì sẽ mở ra một con đường mới. 40 mẫu đất núi hoang sau nhà là con đường đi lên khá giả. Trước sự khích lệ và chỉ dẫn của thầy Trịnh Kỳ, Nguyễn Kiến Bình đã nhận khoán đất núi hoang trồng cây ăn quả, trở thành người trồng cây ăn quả nổi tiếng nhất địa phương.
Năm 2000, thầy giáo Trịnh Kỳ nghỉ hưu. Con cái mời thầy Kỳ đến thành phố ở, hưởng niềm hạnh phúc tuổi già. Thầy Kỳ nói vẫn ở nông thôn thôi, quen rồi. Hai vợ chồng thầy giáo Kỳ mua một căn nhà cũ tại nông thôn thành phố Đương Dương, thức khuya dậy sớm, dùng xe cút kít chở đất, san bằng mô đất sau nhà mất hai năm, dẫy sạch cỏ, trồng hoa và cây xanh, bày sách báo tạp chí, lắp dụng cụ tập thể thao, để cho các em học sinh nông thôn có chỗ học tập giải trí.
Sau khi nghỉ hưu, cuộc đời của thầy giáo Trịnh Kỳ lại mở sang trang mới. Thầy Kỳ được mời làm giáo viên phụ trách ngoại khóa của nhiều trường trung tiểu học thành phố Đương Dương, cứ đến cuối tuần là lại có buổi lên lớp trò chơi giải chí tại nhà thầy giáo Trịnh Kỳ, thầy cô giáo tình nguyện từ các trường đến hướng dẫn các em học sinh chơi bóng, vẽ tranh, ca hát, họp lớp. Trong dịp nghỉ hè và nghỉ đông, các em thiếu nhi bố mẹ làm việc xa nhà đến đây xem sách báo, lên mạng tìm xem tư liệu học tập, còn thường xuyên ăn ở tại nhà thầy Kỳ.
Em Hướng Đông Dương năm nay 12 tuổi đã ở nhà thầy Kỳ 3 năm, bố mẹ ly hôn từ lúc em Dương còn nhỏ, từ năm 6 tuổi đến năm em không được gặp bố mẹ. Sau khi biết tình hình của em Dương, thầy giáo Kỳ đã đón em về nhà nuôi nấng, ăn mặc, dụng cụ học tập đều do thầy Kỳ phụ trách, cuối tuần em Dương còn vui chơi cùng các bạn xung quanh đến. Em Hướng Đông Dương đã thi đỗ vào sơ trung. Em Dương nói, thầy Kỳ đã cho em cảm giác ở tại nhà mình.
Nhà thầy giáo Trịnh Kỳ nay được mọi người mệnh danh là Cung văn hóa Thanh Thiếu niên thôn quê. Mười một năm qua, có hơn 20 nghìn lượt em học sinh đến đây tham gia các loại hoạt động, hơn 360 em vị thành niên được thầy Kỳ dạy bảo hết lòng, hơn 20 thanh thiếu niên nông thôn chậm tiến đã được giáo dục tiến bộ. Gần 100 nghìn lượt nhân sĩ các giới các nơi Trung Quốc đến tham quan học tập "Cung văn hóa Thanh Thiếu niên thôn quê" thầy giáo Trịnh Kỳ.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |