• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Vài nét về bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý

    2011-08-23 15:34:24     cri
    Những năm gần đây, tỷ lệ bệnh hiếu động ở trẻ (bệnh ADHD-rối loạn tăng động giảm chú ý) mỗi năm một tăng cao, rất nhiều trẻ em mắc bệnh đã lỡ thời cơ chữa trị tốt nhất bởi bi ̣chẩn đoán nhầm hoặc do các nguyên nhân khác, khiến bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý dễ bị tái phát, trị mãi không khỏi, thậm chí khiến bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý song song bước vào thời thành niên cùng với thời gian, ảnh hưởng tới hạnh phúc của cả cuộc đời. Nguyên nhân gì dẫn đến bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý? Thường xuất hiện những nhận thức sai lầm gì trong điều trị? Nên áp dụng biện pháp can thiệp như thế nào trong đời sống hàng ngày? Bác sĩ Tiền Tiến, Phó Chủ nhiệm Khoa Nhi Bệnh viện Trung Y Bắc Kinh cho biết:

    Hiện nay, tuy bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ đã được ngày càng coi trọng, song vẫn chưa thể làm cho phụ huynh của trẻ mắc bệnh lựa chọn biện pháp điều trị đúng đắn, thường thường là khi triệu chứng của trẻ mắc bệnh khá nghiêm trọng mới đi khám bác sĩ, nhiều lúc lại cảm thấy mơ hồ bởi không tìm ra phương pháp điều trị quy phạm hữu hiệu.

    Sau khi phát hiện một số hành vi của trẻ em, có phụ huynh cho rằng đó là hành vi nghịch ngợm mà thôi, thiếu sự coi trọng đúng mức, đến khi triệu chứng phát triển tới mức nghiêm trọng, thì đã g̣ặp khó khăn về điều trị. Cho nên, khi phát hiện những triệu chứng khác thường ở trẻ em ngay từ lúc đầu, phụ huynh trước hết phải đưa trẻ đi khám ở bệnh viện. Bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý là căn bệnh gì, bác sĩ Tiền Tiến cho biết:

    "Bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý là căn bệnh của hệ thống dây thần kinh. Thế nhưng hiện nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể, bị coi là chứng nan y trên thế giới. Triệu chứng chủ yếu là trẻ em bị giật ở má một cách không thể kiểm soát, ví dụ như chớp mắt, chu môi nhăn mũi, nhún vai v.v, dần dần phát triển tới giật cơ thịt toàn thân. Chứng này rất khó chữa và cũng khó mà kiềm chế".

    Tây Y cho rằng, nguyên nhân dẫn đến bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý vẫn chưa rõ, nhưng chủ yếu bao gồm các nhân tố như sau: Một là di truyền, phụ huynh của phần lớn trẻ mắc bệnh đều có chướng ngại như vậy, cho nên giới y học cho rằng chứng này liên quan tới gien gia tộc. Hai là nhân tố cơ quan chất ví dụ như bị thương trong khi sinh nở, đẻ mổ, bị ngạt thở v.v, dĩ nhiên cũng có nhân tố do cơ thể gây nên, ví dụ như viêm kết mạc, bệnh lông quặm dẫn đến chớp mắt, viêm nhiễm đường hô hấp trên dẫn đến cơ thịt mũi và má bị giật, xét về nhân tố tâm lý xã hội, chịu sự ảnh hưởng của bố mẹ ly dị, học hành quá nặng  v.v, triệu chứng co giật sẽ trở thành một biểu hiện ứng phó tình hình khẩn cấp của tâm lý.

    Thế nhưng Trung Y cho rằng, bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ chia làm bẩm sinh và mắc phải, nhân tố bẩm sinh là do khiếm khuyết bẩm sinh dẫn đến mất cân bằng âm dương, ví dụ như nhân tố di truyền dẫn đến khiếm khuyết gien, trẻ sơ sinh tổn thương dẫn đến bị thương ở sọ, đẻ khó, đẻ mổ, ngạt thở v.v, nhân tố mắc phải bao gồm viêm nhiễm, gan khí ùn tắc, gặp  trở ngại về tình cảm. Tác động chung của nhân tố bẩm sinh và mắc phải khiến âm dương mất cân bằng mà dẫn đến bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý.

    Tại Trung Quốc, kết quả điều tra cho thấy, hội chứng đa động chưa được nhiều người biết đến và coi trọng, trong nhà trường, các em mắc bệnh bị coi là học sinh hư hỏng tư tưởng phẩm chất kém, không cải chính được, cho nên bị phê bình và bị phạt đã trở thành chuyện cơm bữa; ở nhà, thường bị phụ huynh chửi mắng, đánh đập bằng phương thức giáo dục đơn giản "đồ mất dạy dạy mãi không nên"; trong con mắt của bạn học, bà con hàng xóm, những trẻ em nghịch ngợm đó cũng thường xuyên bị mỉa mai, ruồng bỏ và kỳ thị.

    Do vậy, tình cảm của các em bị phương hại, khiến các em cảm thấy tự ti, dễ nẩy sinh tinh thần căm phẫn, thù địch và áp dụng thái độ chống đối nghiêm trọng. Nói tóm lại, nếu xử lý không thích hợp, trẻ em mắc bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý càng dễ hư so với trẻ em bình thường, một số trẻ em do luôn luôn hiếu động đành phải nghỉ học để chữa bệnh. Vậy, làm thế nào để sớm có nhận thức đối với bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý? Bác sĩ Tiền Tiến nói:

    "Hiện nay, chủ yếu chẩn đoán qua triệu chứng học lâm sàng, tức là qua sự biểu hiện trong lâm sàng. Khi trẻ em xuất hiện triệu chứng chớp mắt và nhăn mũi kéo dài trên hai tháng, tái phát nhiều lần, lúc nặng lúc nhẹ, thì phụ huynh phải chú ý, đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán".

    Hội chứng hiếu động kể trên là bệnh mãn tính trong trẻ em, vì vậy trong quá trình điều trị cần phải nghiêm khắc điều trị bằng phương án của chuyên gia, chỉ có kiên trì điều trị mới thu được hiệu quả. Trẻ em mắc bệnh nhẹ, nói chung thời gian phát bệnh không quá 1 tháng, sẽ thu được hiệu quả rõ rệt sau khi dùng thuốc từ 1-2 tháng, triệu chứng cơ bản được kiểm soát hoặc chữa khỏi.

    Hội chứng hiếu động nghiêm trọng thường thường bị giật trên nhiều vị trí, mắc bệnh với thời gian trên một năm, có thể căn cứ phương án điều trị của chuyên gia, nói chung qua điều trị 1-2 tháng mới thu được kết quả, trong thời gian điều trị sẽ áp dụng phương án khác nhau căn cứ mức nghiêm trọng của bệnh, vì vậy bác sĩ yêu cầu trẻ mắc bệnh và phụ huynh phối hợp với phương án điều trị nhằm sớm kiểm soát và chữa khỏi bệnh. Áp dụng phương pháp can thiệp đời sống trong quá trình điều trị là điều hết sức quan trọng. Bác sĩ Tiền Tiến nhắc nhở rằng:

    "Sau khi phát hiện trẻ em mắc hội chứng này, đề nghị trẻ em mắc bệnh không nên chơi trò chơi điện tử và truy cập mạng, thời gian xem TV cũng nên giảm thiểu; bên cạnh đó, duy trì bầu không khí gia đình vui vẻ hài hòa, đối với những bất cập của trẻ em, phụ huynh nên chỉ ra một cách thân thiện, đừng đánh trẻ; nên thường xuyên mở nhạc nhẹ cho trẻ em nghe, không xem phim truyền hình khủng bố, cho trẻ em thường đi hoạt động ngoài trời, bài vở không nên quá nhiều".

    Trẻ em mắc bệnh phải đảm bảo giấc ngủ, tránh nhắc đến triệu chứng của trẻ bằng ngôn ngữ nhạy cảm trực tiếp, nên thường xuyên động viên trẻ em, giúp trẻ xây dựng lòng tự tin, làm dịu sức ép, đừng cho trẻ em tham gia hoạt động dữ dội như tập quân sự, chạy dai sức, thi đấu thể thao, lao động chân tay nặng nhọc v.v. Phụ huynh cần phải trao đổi với nhà trường và thầy cô giáo, tránh phê bình giáo dục học sinh mắc bệnh bằng ngôn ngữ nhạy cảm, trong thời gian điều trị cần phải chú ý ăn uống, kiêng thực phẩm nhiều dầu, ngấy, sống, nguội và chứa thành phần chì cao, thời gian uống thuốc kiêng thực phẩm cay, hải sản, mì ăn liền, các loại Snach, lấy thực phẩm thanh đạm là chính và bổ sung dinh dưỡng vừa phải.

    Khi đổi mùa, đặc biệt mùa xuân và mùa thu là mùa cảm cúm cao, cần phải thêm bớt quần áo một cách kịp thời để phòng chống cảm cúm, bởi vì cảm cúm rất dễ dẫn đến triệu chứng bị tái phát hoặc trở nên nghiêm trọng, trong thời gian điều trị cần phải khám lại theo đúng thời gian, thiết thực đảm bảo điều chỉnh thuốc căn cứ vào bệnh tình và tăng nhanh hồi phục sức khỏe.

    Bác sĩ Tiền Tiến nhắc nhở rằng, bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý thường bị chẩn đoán sai, chủ yếu là vì bác sĩ rất có thể chẩn đoán nhầm bởi hội chứng hiếu động gồm rất nhiều loại, ví dụ như ho khan do cơ thịt yết hầu bị giật gây nên chẩn đoán là viêm họng, viêm khí quản; chứng chớp mắt và cau mày chẩn đoán là viêm kết mạc; nhăn mũi chẩn đoán là viêm mũi. Bên cạnh đó do người bệnh có khả năng kiềm chế phần nào, người bệnh nhẹ cố tình giấu bệnh khiến phụ huynh và bác sĩ không dễ phát hiện. Trong khi đó nhiều phụ huynh cũng thường hay coi nhẹ bệnh này, cho rằng trẻ con chớp mắt, nhún vai không phải là thói quen xấu, không cần khám bác sĩ.

    Điều cần phải chỉ rõ là, đối với bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý, vừa không nên coi nhẹ, cũng không nên hoang mang khám chữa lung tung, nên đi khám ở bệnh viện đa khoa lớn và vừa, khám bác sĩ khoa thần kinh, khoa thần kinh trẻ em giàu kinh nghiệm hoặc khoa nhi chuyên môn để chẩn đoán khoa học và điều trị kịp thời hợp lý.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>