"Lúa mì thanh khoa là thức ăn chỉ có ở Tây Tạng, sắp rời khỏi Tây Tạng, tôi đặc biệt đến đây lựa chọn một số thức ăn đặc sắc cao nguyên, mang về cho người nhà cùng thưởng thức. Nhưng, chủng loại thức ăn ở đây khá nhiều, tôi không biết nên lựa chọn loại nào, bây giờ tôi quyết định mỗi loại mua một ít."
Giống như anh Trương, một khi nhắc tới Tây Tạng, người ta nghĩ ngay tới 3 tấm danh thiếp của Tây Tạng: cung Bu-đa-la, bò y-ắc và lúa mì thanh khoa. Lúa mì thanh khoa sinh trưởng ở khu vực có khí hậu lạnh trên cao nguyên Thanh Tạng có độ cao từ 4200 đến 4500 mét so với mặt biển. Theo ghi chép trong tài liệu lịch sử, 3500 năm trước, ở cao nguyên Thanh Tạng đã trồng lúa mì thanh khoa.
Nhà máy chế biến thực phẩm bằng lúa mì thanh khoa
Nói đến lúa mì thanh khoa, các cụ già Tây Tạng thường kể một truyền thuyết thần thoại như sau: Tương truyền thời cổ đại có một hoàng tử thông minh, dũng cảm và tốt bụng, tên là A Sơ, để người dân có lương thực ăn, hoàng tử A Sơ đã vượt qua biết bao gian nan hiểm trở, cuối cùng đã lấy trộm hạt giống lúa mì thanh khoa của vua rắn, người dân được ăn "chan-pa"—thức ăn chính của dân tộc Tạng, nhưng bản thân hoàng tử bị vua rắn hoá phép thành một con chó. Để cảm ơn chó thần mang lại hạt giống lúa mì thanh khoa cho người dân, mỗi khi thu hoạch lúa mì thanh khoa, khi ăn chan-pa chế biến từ lúa mì thanh khoa vụ mới, người dân đều nắm một nắm chan-pa cho chó ăn trước, truyền thống này vẫn được giữ đến ngày nay.
Hàng nghìn năm qua, lúa mì thanh khoa là lương thực chính của người dân sống ở cao nguyên Thanh Tạng, cho nên rất ít khi ra khỏi Tây Tạng. Cho đến cuối thế kỷ 20, lúa mì thanh khoa chỉ dùng chế biến thành chan-pa hoặc cất thành rượu lúa mì thanh khoa, phạm vi thị trường rất nhỏ hẹp. Hiện nay, cùng với cơn sốt du lịch, Tây Tạng ngày càng tăng cường tìm tòi biện pháp tinh chế. Đến thời gian trước sau năm 2000, ngoài bia cất bằng lúa mì thanh khoa ra, đến năm 2004, đã lần lượt cho ra đời các sản phẩm đặc sắc như bột yến mạch, mì sợi dẹt, bánh mì hấp, bột dinh dưỡng... chế biến bằng lúa mì thanh khoa, và đã thâm nhập thị trường.
Mùa hè nắng nóng, buổi sáng hàng ngày, trong nhà máy bia lúa mì thanh khoa đều có hàng đoàn xe tải xếp hàng dài, chờ vận chuyển hàng tấn bia lúa mì thanh khoa tới nhà ga ở ngoại ô, rồi thông qua đường sắt Thanh Tạng vận chuyển đến các nơi Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Đông v.v, và tiêu thụ ra một số thị trường hải ngoại.
Người dân Tây Tạng đón khách bằng rượu lúa mì thanh khoa
Ông Lu-ô-bu-tsư-ren, người phụ trách của Công ty TNHH phát triển đồ uống xanh Thiên Địa Tây Tạng nói:
"Từ tháng 1 đến tháng 6 năm nay, chúng tôi đã hoàn thành sản xuất 38 nghìn tấn bia lúa mì thanh khoa, thực hiện doanh thu 250 triệu Nhân dân tệ."
Sự thành công của bia lúa mì thanh khoa cũng khiến càng nhiều doanh nghiệp và người có hứng thú nồng nàn đối với khai thác và tận dụng hiệu quả ngành tinh chế lúa mì thanh khoa.
Sách y học dân tộc Tạng "Tinh Châu Bản Thảo" coi lúa mì thanh khoa là một loại thuốc quan trọng, dùng để điều trị nhiều bệnh. Cùng với sự tìm tòi và nỗ lực của nhiều thế hệ, cũng như cùng với sự phát triển của kinh tế toàn cầu và mức sống con người được nâng cao, môi trường sinh thái đặc thù của lúa mì thanh khoa và giá trị về mặt dinh dưỡng và sức khỏe của nó ngày càng thu hút sự quan tâm của mọi người.
Ông Cường Tiểu Lâm, chuyên gia nghiên cứu lúa mì thanh khoa Tây Tạng, Phó Giám đốc Viện nghiên cứu nông nghiệp thuộc Viện khoa học nông nghiệp và ngành chăn nuôi Khu tự trị Tây Tạng cùng các bạn đồng nghiệp đang tăng cường công tác nghiên cứu Thanh Khoa Cao. Ông Cường Tiểu Lâm nói:
"Trong những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ 20, nhà khoa học Mỹ phát hiện lúa đại mạch, nhất là lúa mì thanh khoa có tác dụng nổi bật như giảm mỡ máu, giảm colexterôn cũng như phòng chống các bệnh về tim mạch. Cho nên sau đó cũng phát hiện, lúa mì thanh khoa cũng có hiệu quả rõ ràng về điều tiết đường trong máu, nâng cao khả năng miễn dịch, chống ung thư v.v, như vậy lúa mì thanh khoa đã thu hút sự quan tâm rộng khắp trong toàn thế giới. Hiện nay, giới y học đã công nhận 4 tác dụng lớn gồm làm sạch đường ruột, thải bỏ độc tố, điều tiết đường trong máu, giảm colexterôn, nâng cao khả năng miễn dịch."
Ngành chế biến lúa mì thanh khoa thúc đẩy kinh tế Tây Tạng phát triển
Cùng với các nhà khoa học phát hiện Thanh Khoa Cao và khởi động toàn diện các sản phẩm chế biến, hiện nay lúa mì thanh khoa đang ngày càng nổi bật các đặc điểm về mặt dinh dưỡng, sức khỏe và giá trị gia tăng, chuyên gia cho rằng, lúa mì thanh khoa trước kia không có tiếng tăm gì có triển vọng trở thành cây trồng có "giá trị" cao nhất trên toàn cầu.
Tây Tạng là khu vực duy nhất tập trung trồng lúa mì thanh khoa với quy mô lớn trên toàn cầu, diện tích trồng trọt chiếm 60% tổng diện tích cây trồng nông nghiệp của Tây Tạng. Cơ quan nông nghiệp và ngành chăn nuôi Khu tự trị Tây Tạng tính toán, hiện nay cả khu tự trị có sản lượng lúa mì thanh khoa từ 500 nghìn đến 600 nghìn tấn, có khoảng 120 nghìn tấn luá mì thanh khoa có thể dùng vào tinh chế. Cùng với ngành tinh chế luá mì thanh khoa không ngừng phát triển, lúa mì thanh khoa—cây trồng nông nghiệp truyền thống của Tây Tạng đang chào đón cuộc cách mạng ngành nghề mới.
Anh Đa-va sống ở xã Cai-na, thành phố La-sa, đang bận rộn nhổ cỏ dại trên ruộng lúa mì thanh khoa của gia đình anh. Khi nhìn cây thanh khoa với những bông tròn hạt nặng trĩu, anh Đa-va không giấu được niềm vui, hiện nay thu hoạch lúa mì thanh khoa trực tiếp liên quan tới thu nhập cả năm của gia đình anh Đa-va. Anh Đa-va nói:
"Hiện nay trồng lúa mì thanh khoa không như ngày trước, lúa mì thanh khoa đã bắt đầu đi vào thị trường. Năm ngoái, mưa không nhiều như năm nay, tôi đã kiếm vài nghìn Nhân dân tệ. Năm nay lượng mưa dồi dào, lúa mì thanh khoa trên ruộng mọc rất tốt tươi, tôi nghĩ thu nhập năm nay chắc sẽ khá hơn."
Để cây trồng cao nguyên thể hiện sức sống mới, nhân viên nghiên cứu khoa học-kỹ thuật đã bỏ ra rất nhiều công sức. Ông Cường Tiểu Lâm 53 tuổi làm ở Viện Khoa học nông nghiệp Tây Tạng được báo giới Tây Tạng tôn vinh là "Viên Long Bình" trong lĩnh vực gây giống lúa mì thanh khoa, kể từ năm 1983 ông đến làm ở Tây Tạng đến nay, ông luôn làm bạn với nông dân và lúa mì thanh khoa của Tây Tạng, trong hơn 20 năm làm ở Tây Tạng, ông dốc sức nghiên cứu gây giống lúa mì thanh khoa, đích thân gây hơn 20 loại giống lúa mì thanh khoa mới, thông qua quảng bá và ứng dụng rộng rãi giống mới, đã nâng cao sản lượng và chất lượng của lúa mì thanh khoa ở mức lớn.
Việc ứng dụng khoa học-kỹ thuật đã nâng cao sản lượng và chất lượng của lúa mì thanh khoa; tinh chế lúa mì thanh khoa đã khiến cây trồng có lịch sử lâu đời này thể hiện lên sức sống mới. Lúa mì thanh khoa—cây trồng truyền thống trên cao nguyên Thanh Tạng đang viết lên khúc nhạc dạo đầu mới.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |