
Một buổi tối cuối tháng 6 năm 2011, Chương trình âm nhạc của Đài Phát thanh Nhân Dân Bắc Kinh đã tổ chức một buổi biểu diễn qui mô lớn. Trong đêm biểu diễn này, có thể nói là đã hội tụ rất nhiều ngôi sao, nhưng ánh mắt của mọi người đã bị dàn nhạc tí hon cuốn hút, đó là các em thôn Mã Lan --- Thôn miền núi hẻo lánh của thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc Trung Quốc.
Tại Bảo Định tỉnh Hà Bắc, phóng viên đã gặp đội nhạc đặc biệt này và cô giáo Đặng Tiểu Lam của họ. Cô giáo Lam năm nay gần bảy mươi tuổi đang bắt nhịp cho các em học sinh diễn tập. Vi-ô-lông, đàn Ăccooc, và kèn hồ lô được họ diễn tấu phối hợp, thậm chí có người không cầm nhạc cụ, mà là chiếc muôi.
Thôn Mã Lan nằm sâu trong Thái Hàng Sơn, vốn không có một chiếc nhạc cụ nào, trước khi cô giáo Đặng Tiểu Lam đến, các em thậm chí không biết ngâm nga trọn vẹn một câu ca dao. Mười một năm trước, cô Đặng Tiểu Lam sau khi nghỉ hưu đã theo dấu chân cha ông trở về thôn Mã Lam, không ngờ những điều tai nghe mắt thấy đã làm cho Người già Bắc Kinh này có duyên phận không dứt với thôn Mã Lan nằm sâu trong Thái Hàng Sơn.

Cô giáo Đặng Tiểu Lam cho biết, năm 1997, khi cô cùng em gái ruột đến đây hỏi một người dân đi đường, có biết thôn Mã Lan không, người phụ nữ chỉ thôn Mã Lan ở bên kia, cô Lam đoán người phụ nữ này khoảng trên 60 tuổi, bèn hỏi bà ấy có biết cụ Trần Thủ Nguyên không, cụ ấy là bố nuôi của tôi, người phụ nữ này hỏi cô có phải là Tiểu Lan Tử không và tiến đến bắt tay hồ hởi.
Tiểu Lan Tử mà người phụ nữ đứng tuổi nhắc đến ra đời trong năm tháng khói lửa chiến tranh mịt mù, thôn Mã Lan nằm sâu trong Thái Hàng Sơn từng là trụ sở của toà báo "Tấn Sát Ký nhật báo", Tổng biên tập tòa báo Đặng Thác và những Đảng viên Đảng Cộng Sản lão thành kháng chiến quần nhau với quân Nhật gần 6 năm tại nơi này, mà Đặng Hiểu Lam ra đời tại thôn Mã Lan, là con gái của Đặng Thác và Đinh Nhất Lam. Bà Đinh Nhất Lam từng là Tổng Giám đốc đầu tiên của Đài phát thanh Nhân Dân Bắc Kinh, sau đó làm Tổng Giám đốc Đài phát thanh Quốc Tế Trung Quốc. Khi Bà Đinh Nhất Lam còn sống từng để lại con dấu "Mã Lan hậu nhân" cho Đặng Hiểu Lam, để cho con gái nhớ mình là người con của Mã Lan.Từ lần đầu tiên trở về Mã Lan, cô giáo Đặng Tiểu Lam không nén nổi mong muốn tìm hiểu nhiều về thôn xóm, nơi mà mình đã ra đời này, nơi mà bố mẹ mình sinh sống và chiến đấu năm xưa. Trong quá trình này, cô giáo Đặng tiểu Lam đã quen biết đám trẻ tập hát trong câu chuyện này.
Các cháu đều không biết hát, nhắc đến một số bài hát thiếu nhi quen thuộc, hát quốc ca, chẳng mấy em biết ngâm nga, mà hát lại lạc giọng, lúc ấy đúng là trong lòng cảm thấy xót xa, vừa vặn tôi ở đấy mấy ngày, tôi liền dạy các em học hát, sau đó cứ hơn một tháng, hai tháng tôi lại đến một lần. Trong thôn này có một lớp dạy tiểu học, tôi đến lớp dạy cho các em học sinh lớp một và lớp hai học hát.
<< 1 2 >>