Năm 1998, chị Bành Yến đang học tại Trường Cao đẳng Y khoa quân khu Thành Đô xem ti vi thấy địa khu Na-qu bị thiên tai bão tuyết lớn chưa từng có, cán bộ và chiến sĩ tham gia cứu viện thiên tai đôi môi nứt nẻ, tay chân bị thương do băng tuyết, quần chúng bị thiên tai thiếu thốn thuốc men chạy chữa, nên chị Bành Yến đã nảy ra ý định đến công tác tại Na-qu. Vừa tốt nghiệp, chị đã cương quyết từ bỏ cơ hội ở lại công tác tại bệnh viện nội địa, chủ động nộp đơn xin đến phân quân khu Na-qu Tây Tạng làm y sĩ.
Chị Bành Yến công tác tại Na-qu liên tục trong 12 năm trời. 4500 mét được giới Y học mệnh danh là "Khu cấm của khu cấm sự sống", đứng trước môi trường thiên nhiên khắc nghiệt, hai cô y sĩ cùng đến trạm xá với chị lúc ấy làm việc không đầy sáu tháng đều xin chuyển công tác.
Trong nhật ký của chị Bành Yến có đoạn viết : Đã lựa chọn Tây Tạng là lựa chọn hiến dâng, đã đặt chân lên cao nguyên là trao mình cho núi tuyết. Miễn là sức khỏe cho phép thì tôi nguyện lấy tính mạng của mình để thực hiện lời thề với Đảng, miễn là có thể ở thêm một ngày tại Na-qu thì tôi mong gửi lời thăm hỏi đầy sức sống cho cán bộ chiến sĩ đang cắm chốt tại Na-qu, góp một phần công sức nhỏ bé của mình cho sự sống bất khuất của "Khu cấm sự sống".
Chị Bành Yên nói thế nào làm thế ấy. Một cô gái không đến 45 kg, trong 12 năm, vượt núi tuyết, lội sông băng và đầm lầy, đi khắp các đại đội cơ sở phân quân khu Na-qu. Chị đi khám bệnh cơ động nghĩa vụ hơn 700 lần, hành trình hơn 25000 km đường, điều trị cho hơn 12000 lượt bệnh nhân. Đặt sức khỏe của cán bộ và chiến sĩ lên trên hết luôn luôn khắc sâu trong tâm trí chị Bành Yến.
Lần đầu tiên chị cùng bác sĩ xuống đại đội khám bệnh cơ động phát hiện chân trái một chiến sĩ không may bị thương trong huấn luyện, máu chảy không cầm. Chị cho rằng bị thương ngoài da, chỉ cần băng bó theo biện pháp đã học ở trường, nhưng vết thương vẫn chảy máu, chị đành phải cầu cứu đồng nghiệp, thấy đồng nghiệp của mình băng bó cầm máu rất nhanh, chị cảm thấy mình học tập kiến thức trong sách vở tại nhà trường rất có hạn.
Từ đó, cứ có thời gian là chị ở nhà chăm chỉ học tập kiến thức hộ lý trên cao nguyên, lần lượt mày mò ra 15 kỹ thuật thực dụng hộ lý trên cao nguyên trước điều kiện giá lạnh như ủ nóng chỗ tiêm truyền thuốc để giảm đau.v.v..., tổng kết 17 kinh nghiệm hộ lý đặc biệt, viết hơn 30 bài luận văn.
Để phục vụ tốt hơn cho cán bộ và chiến sĩ cơ sở, chị bắt đầu vùi đầu học tập kiến thức y học, để học biết kỹ năng Trung y như châm cứu, xoa bóp bấm huyệt.v.v... Chị nhờ người mang nhiều sách chuyên ngành từ nội địa lên, luyện tập châm cứu trên cơ thể mình theo sơ đồ huyệt vị, nắm vững kỹ thuật cơ bản châm cứu. Chạy chữa cho hơn trăm cán bộ và chiến sĩ giảm bớt đau đớn.
Chị Bành Yến trong khi tâm sự với các chiến sĩ được biết có một số cán bộ và chiến sĩ do môi trường thiên nhiên khắc nghiệt, đã xuất hiện trở ngại tâm lý ở mức độ khác nhau. Chị đã nhân cơ hội chuyên tu tự học kiến thức về tâm lý học, mở điện thoại nóng tư vấn phục vụ tâm lý đầu tiên của phân quân khu Na-qu, trở thành "Người chị tri kỷ" của cán bộ và chiến sĩ phân quân khu Na-qu, lần lượt giúp đỡ xóa bỏ trở ngại tâm lý cho hơn 200 cán bộ và chiến sĩ.
Chị Bành Yến không những coi cán bộ và chiến sĩ là anh em, mà còn coi quần chúng địa phương như người nhà, dấu chân của chị đã đi khắp mười huyện một quận trong địa khu Na-qu, chị đã nói chuyện hơn 300 buổi về kiến thức vệ sinh cho quần chúng khu chăn nuôi, dìu dắt bồi dưỡng hơn 80 cốt cán y tế thôn xã, đỡ đẻ 42 trẻ sơ sinh, cứu chữa 32 bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
Một đêm khuya cuối tháng 11 năm 2008, một bà cụ ở huyện Bi-ru đột ngột ốm nặng, bệnh tình nguy ngập, người nhà cụ đành gọi điện thoại di động của chị Bành Yên. Chị và một bác sĩ lập tức lên đường ̣i cứu chữa, do gió tuyết mịt mù, chị nhiều lần ngã ngựa, hai cánh tay bị xướt da dớm máu mười mấy vết, sau hơn 6 tiếng đồng hồ lội suối trèo đèo vất vả, cuối cùng đã chạy chữa cụ qua cơn hiểm nghèo.
24 cụ già dân tộc Tạng tại Viện kính lão thị trấn Na-qu không quên chị Bành Yến thân thiện hơn cả con gái của mình, không những lập hồ sơ sức khỏe cho từng cụ, mà còn quan tâm chăm sóc các cụ.
Cụ bà Ji-ci-ren người dân tộc Tạng năm nay 80 tuổi, do mắc bệnh thấp khớp chạy vào tim nặng, sinh hoạt không tự lo liệu được, chị Bành Yến thường xuyên đến Viện kính lão giặt rũ, nấu cơm, trò chuyện, trở thành "Người con gái gần gũi" của cụ bà Ji-ci-ren.
Cô bé Ci-ren-wang-mu dân tộc Tạng gần đây vừa tròn 7 tuổi, cũng như những ngày sinh nhật năm trước, Người mẹ Giải phóng quân đã đón cháu từ Viện phúc lợi về nhà. Bố mẹ cháu đã lần lượt qua đời khi cháu Ci-ren-wang-mu chưa đầy hai tuổi. Đầu năm 2006, chị Bành Yến đến Viện phúc lợi khám bệnh đã gặp cháu, từ đó chị Bành Yên có một con gái người dân tộc Tạng.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |