Chứng chán ăn ở trẻ cũng được gọi là chứng rối loạn chức năng tiêu hóa, thường xảy ra ở trẻ, chủ yếu gồm các triệu chứng buồn nôn, biếng ăn, ỉa chảy, táo bón, trướng bụng, đau bụng, đại tiện ra máu v.v. Thông thường đối với những trẻ ăn khỏe mà nói, trông thấy thức ăn là rất mừng, đến giờ là muốn ăn. Nhưng đối với những trẻ ăn yếu, thì có biểu hiện chán ăn, trông thấy đồ ăn là sợ, cho dù thực phẩm ngon miệng đến mấy cũng chẳng có hứng thú gì, trạng thái ăn uống này được gọi là chứng chán ăn.
Nếu hiện tượng chán ăn kéo dài sẽ ảnh hưởng tới chiều cao và cân nặng bình thường của trẻ. Một số bệnh mãn tính như viêm loét hệ thống tiêu hóa, viêm gan mãn tính, bệnh lao phổi, chức năng tiêu hóa yếu, táo bón trong thời gian dài v.v đều có thể là nguyên nhân dẫn đến chứng chán ăn. Chứng chán ăn ở phần lớn trẻ em không phải do bệnh tật gây nên, mà là do thói quen ăn uống không tốt, chế độ ăn uống không hợp lý, môi trường ăn không tốt hoặc nguyên nhân tâm lý của phụ huynh và trẻ em gây nên. Thế chứng chán ăn ở trẻ có phải là bệnh không? Bác sĩ Lý Kiến cho biết:
"Xét về nhận xét trước kia thì chán ăn là chứng bệnh. Sau thập niên 70 và 80 thế kỷ 20, song song với ngày càng nhiều trẻ em xuất hiện chứng chán ăn, giới y học cũng hết sức coi trọng nghiên cứu hiện tượng này, cho rằng có thể coi đây là căn bệnh riêng".
Cho dù có một số chứng chán ăn ở trẻ là do bệnh tật nào đó gây nên, song phần lớn chứng chán ăn ở trẻ là do thói quen ăn uống không tốt, chế độ ăn uống không hợp lý, môi trường ăn cơm không tốt hoặc do tâm trạng phụ huynh và trẻ em gây nên.
Nhất là trường hợp tinh thần trẻ em không ổn định, phụ huynh áp dụng thái độ không thích hợp bởi chiều chuộng quá mức sẽ dẫn đến chứng chán ăn thần kinh ở trẻ. Ngoài ra, thói quen ăn uống không tốt cũng thường là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chứng chán ăn. Thực phẩm protein cao, lượng đường cao đều có thể làm giảm mức ăn ngon miệng ở trẻ; ăn vặt như bánh kẹo, hạt lạc, hạt dưa trước khi ăn cơm hoặc ăn không đúng giờ và sinh hoạt không quy luật đều dẫn đến chứng chán ăn; bên cạnh đó mùa hè nóng nực, độ ẩm cao, ăn kem và dùng đồ uống ướp lạnh quá mức cũng sẽ ảnh hưởng tới trao đổi chất dịch tiêu hóa và dẫn đến ăn không ngon miệng.
Nhưng liệu đặc điểm sinh lý của trẻ em có phải là nguyên nhân quan trọng nào đó dẫn đến chứng chán ăn hay không? Bác sĩ Lý Kiến nói:
"Nếu xét về nguyên nhân của bản thân trẻ em, trước hết là vì chức năng tỳ, vị của trẻ em tương đối yếu, tỳ, vị là nguồn sản sinh khí huyết, có nghĩa là mọi dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng của trẻ em đều đến từ tỳ, vị, cho nên trường hợp chức năng tỳ, vị không tốt thì khí huyết không đủ, không đủ năng lực tiêu hóa thực phẩm đã ăn; xét về nguyên nhân bên ngoài, do trẻ em không có khái niệm tự kiềm chế đối với thực phẩm, ăn uống không theo chế độ và ăn thái quá sẽ phương hại tới chức năng tỳ, vị".
Vấn đề ăn uống của trẻ em là điều mà các bậc phụ huynh quan tâm nhiều nhất, miễn là trẻ ăn ít đi một chút và không được ngon miệng lắm thì các bậc phụ huynh sẽ lo nghĩ rằng, liệu ảnh hưởng tới sinh trưởng của trẻ hay không, thậm chí lo ngại trẻ có phải mắc bệnh hay không. Thực ra trẻ em xuất hiện vấn đề ăn uống trách nhiệm không phải ở trẻ, mà là tại phụ huynh, phụ huynh nên kiểm điểm liệu mình tồn tại vấn đề gì trong nuôi dưỡng trẻ hay không.
Trong giới y học có một tiêu chuẩn về chẩn đoán chứng chán ăn ở trẻ, chán ăn trong 6 tháng liền trở lên mới là chứng chán ăn. Về lượng ăn mà nói, chứng chán ăn sẽ dẫn đến lượng hấp thụ chất protein và lượng clo chưa đạt 70%-75% của lượng tiêu chuẩn, lượng hấp thụ chất khoáng và vitamin chưa đạt 5% của lượng tiêu chuẩn, lượng hấp thụ thực phẩm lúa gạo của trẻ dưới 3 tuổi không đủ 50 gam/ngày.
Ngoài ra, chiều cao và cân nặng đều thấp hơn so với trẻ em cùng lứa tuổi, chiều cao và cân nặng đều không tăng trong thời gian chán ăn. Trong khi đó độ nhạy của vị giác hạ thấp, nấm lưỡi to hoặc bị teo, qua đó có thể thấy, vấn đề ăn uống của rất nhiều trẻ em chưa thể nhận định là "chán ăn", càng không phải là mắc "chứng chán ăn". Các bậc phụ huynh nên có sự nhận thức đầy đủ về điều này.
Hiện tượng trẻ em kén ăn hoặc không ăn thực phẩm nào đó gồm có rất nhiều nguyên nhân, ví dụ như thực phẩm không hợp khẩu vị của trẻ, màu thực phẩm không hấp dẫn, cũng có khả năng khi trẻ lần đầu tiên ăn thực phẩm nào đó ăn rất ít, thì phụ huynh hiểu lầm con mình không thích ăn thực phẩm đó, về sau không mua thực phẩm đó nữa, cứ thế khiến trẻ em hình thành thói quen không ăn thực phẩm nào đó. Vì vậy, sự nhận thức và hướng dẫn đúng đắn của phụ huynh là điều hết sức quan trọng. Bác sĩ Lý Kiến cho biết:
Thói quen ăn uống của rất nhiều trẻ em đều liên quan tới phụ huynh. Phụ huynh nên cho trẻ em ăn các loại thực phẩm, kể cả trẻ sơ sinh mấy tháng tuổi, có thể đun nước các loại rau cho trẻ uống, chỉ có thế mới có thể nuôi dưỡng trẻ em cho khỏe mạnh".
Cùng với trẻ em lớn lên lượng ăn cơm của trẻ cũng sẽ ngày càng tăng. Song đôi khi trẻ em cũng ăn không ngon miệng, ví dụ trường hợp bị ốm sẽ ăn ít đi; dạ dày bị lạnh hoặc ăn đồ nguội nhiều quá cũng dẫn đến ăn không ngon miệng; bên cạnh đó có thể do ăn quá nhiều hoặc ăn nhiều thực phẩm lượng clo cao dẫn đến không tiêu; trường hợp trẻ em vừa vận động xong cũng có thể tạm thời xuất hiện ăn ít đi, thậm chí hoàn toàn không muốn ăn.
Giữa lúc trẻ em không ăn cơm hoặc không thích ăn thực phẩm nào đó, một số phụ huynh thường áp dụng biện pháp bắt buộc trẻ ăn, thậm chí cứ nhét thực phẩm vào mồm trẻ, cũng có phụ huynh áp dụng biện pháp nhử trẻ ăn cơm. Thực ra, khi trẻ em không muốn ăn cho dù áp dụng biện pháp gì cũng không thể đạt được mục đích, ngược lại sẽ trợ giúp hình thành và phát triển tâm lý chống lại của trẻ em nhanh hơn.
Nếu áp dụng một số biện pháp khuyến khích, ví dụ như khi thấy trẻ ăn ngon miệng thì phải khen nó, khiến trẻ em lấy làm vui vẻ và sẽ ăn ngon miệng hơn.
Bác sĩ Lý Kiến đề nghị, nếu muốn khắc phục hiện tượng trẻ em không muốn ăn, phụ huynh trước hết phải gương mẫu, trên thực tế nếu phụ huynh kén ăn thì phần lớn trẻ em cũng chán ăn.
Hai là phụ huynh phải coi trọng hướng dẫn, nếu trẻ em không thích ăn thực phẩm nào đó, phụ huynh phải có ý thức và áp dụng biện pháp hướng dẫn trẻ nếm thử món ăn đó, như vậy vừa không mất nguyên tắc lại không có nghĩa là bắt buộc. Ba là phải tạo nên bầu không khí tốt đẹp cho bữa ăn, khiến trẻ em ăn cơm một cách vui vẻ.
Điều cuối cùng là không nên áp dụng biện pháp bổ sung dinh dưỡng cho trẻ em bằng cách dùng thuốc bổ, mà phải duy trì chế độ ăn uống hợp lý, ví dụ thực phẩm chế biến từ các loại thịt chứa hàm lượng kẽm khá cao, cho nên phải duy trì tỷ lệ nhất định trong thực phẩm. Trong khi đó cũng có thể tăng thêm lượng hấp thụ thành phần chất kẽm, đảm bảo mỗi ngày hấp thụ 10 mi-li-gam kẽm nhằm giúp trẻ ăn ngon miệng.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |