Chị Từ Quế Tú cho phóng viên biết: "Tôi là một người phụ nữ trồng trà bình thường của khu Kinh tế Thanh đảo. Nhiều năm trước, bà mẹ chồng bị ốm nặng nằm liệt giường, tiêu hết khoản tiền mà cả gia đình dành dụm được trong bao năm qua, cuộc sống khó khăn khiến cả gia đình không biết xoay xở ra sao. Nỗi đau đói nghèo ghi lòng tạc dạ khiến lòng tôi tan nát, nhưng trong thâm tâm tôi không chịu khuất phục.
Thế rồi cũng tìm được lối thoát, khu thắng cảnh Châu Sơn nơi tôi sinh sống non xanh nước biếc, phong cảnh rất nên thơ, bao năm qua, bà con địa phương đã có thói quen trồng trà, xao trà và uống trà. Đúng vào lúc trong thôn tiến hành cải cách ruộng đất, nhường núi trồng rừng và nhường núi trồng trà, thế là, tôi với quyết tâm làm ăn lớn, đã ký hợp đồng nhận khoán đất. Tôi biết được rằng: Niềm hy vọng mới và cuộc sống mới đều gửi gắm vào đây. Sau khi ký hợp đồng, tôi bắt đầu trồng vườn trà đầu tiên, cuộc sống của gia đình bắt đầu có khởi sắc.
Con đường lập nghiệp đầy khó khăn, vất vả. Năm 2005, khi trà sắp được hái, lại gặp phải khó khăn không lường trước được. Xưởng chế biến trà cách nhà rất xa, giao thông bất tiện, vất vả mới hái được trà tươi, nhưng lại không có thị trường tiêu thụ, giá cả thấp, tôi cảm thấy lúc đó khóc không ra nước mắt. Trong lúc tôi bối rối chưa biết làm thế nào thì lãnh đạo khu phố được biết việc này, lập tức đến nhà tôi tìm hiểu kỹ tình hình, đồng thời hướng dẫn tôi về kỹ thuật. Được sự ủng hộ và cổ vũ của khu phố, tôi thầm hạ quyết tâm, không thể để người khác kiềm chế thành quả lao động của mình, thế là tôi dần dần tự chế biến thử trà. Tôi chủ yếu tập chung vào khâu chuyển từ trồng trà sang gia công, chuyên nghiên cứu kỹ thuật chế biến trà. Tôi tìm mua những sách liên quan, vừa học vừa thực tiễn, định kỳ ra ngoài học hỏi kinh nghiệm, được khu phố giới thiệu, tôi mời chuyên gia hữu quan đến xưởng trà hướng dẫn và giúp luận chứng, dần dần đã giải quyết được những khó khăn lúc ban đầu. Cùng với việc kỹ thuật chế biến trà dần dần được nâng cao, trà mà chúng tôi chế biến cũng dần dần có thị trường. Năm 2006, vườn trà nhận được sự ủng hộ về tiền vốn của chính quyền khu Kinh tế, quy mô ngày một lớn, thiết bị của xưởng cũng ngày một tiên tiến, trà do xưởng chế biến, đứng gần một chút là ngửi thấy mùi thơm ngát. Đến nay, vườn trà của tôi đã có chút tiếng tăm, tình hình tiêu thụ trà cũng tốt hơn so với dự kiến.
Qua cố gắng, tôi từ một người phụ nữ nông thôn hoàn cảnh kinh tế khó khăn, trở thành một người chủ vườn trà một năm thu lợi nhuận hơn 100 nghìn Nhân dân tệ, thực hiện ước mơ đi lên con đường khá giả. Tôi thấm thía được rằng, một mình mình khá giả chưa phải là khá giả, mọi người cùng khá giả mới thật sự là khá giả. Tôi tìm một số chị em hoàn cảnh gia đình khó khăn như tôi trước đây, hướng dẫn chị em kỹ thuật trồng trọt, quản lý, hái trà và chế biến. Ngoài ra, tôi mời hơn 60 chị em trong thôn và những thôn lân cận đến vườn hái trà, thu nhập năm đạt 10 nghìn Nhân dân tệ trở lên.
Năm 2008, vườn trà của tôi được thành phố Thanh Đảo bình chọn là Cơ sở Thí điểm Phổ biến Khoa học của khu Kinh tế Thanh Đảo, nhân cơ hội này, tôi giúp đỡ và hướng dẫn kỹ thuật cho càng nhiều bà con trồng trà ở những vùng lân cận, đồng thời, thường xuyên định kỳ đến vùng lân cận hướng dẫn kỹ thuật cho những xưởng trà mới mở. Để giảm giá thành chế biến trà, vườn trà của chị đi đầu về phổ biến thí điểm trồng trà trong nhà kính, như vậy, trà có thể được hái sớm hơn một tháng, qua đó sẽ tăng thu nhập 15%. Sau khi thí điểm thành công, tôi lập tức giới thiệu cho những vườn trà lân cận, để mọi người cùng được chia sẻ lợi nhuận do trồng trà bằng khoa học mang lại. Tôi không lo người khác học được kỹ thuật của mình, tôi cho rằng nâng cao chất lượng trà, đồng thời, tiến thêm một bước mở rộng con đường tiêu thụ, mới là vấn đề phải suy xét trước tiên. Hiện nay, các khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ của vườn trà nhà tôi đã dần dần đi vào con đường của các doanh nghiệp chính quy, mà trà cũng đã trở thành nguồn thu nhập chủ yếu của các chị em phụ nữ quê hương tôi. Tôi đang chuẩn bị tăng thêm đầu tư, mở rộng diện tích trồng trà, từ 50 mẫu hiện nay, phát triển đến 200 mẫu, mở ra một mô hình mới là: "Vườn trà Sinh thái chất lượng cao", mò mẫm ra một con đường mới là: "Tiêu dùng + sức khỏe", Phải thực hiện mục tiêu: "Trong 5 năm có cơ sở vững chắc, 2 năm vươn lên một bậc cao mới, sau 3 năm có tiếng tăm trên thị trường".
Ôn lại cả quá trình trong 5 năm qua, tôi cảm thấy mình may mắn gặp được lúc nhà nước có chính sách tốt, nhờ luồng gió xuân của "Kế hoạch 5 năm lần thứ 11" tôi đã đi lên con đường khá giả. Tôi cảm ơn Chính quyền địa phương trong lúc tôi tiến thoái lưỡng nan, đã giúp đỡ tôi, cũng cảm ơn những người tốt bụng đã từng giúp đỡ tôi trong những ngày đầu lập nghiệp. Tôi tin rằng dựa vào bàn tay của mình sẽ gây dựng ngày mai càng thêm tươi đẹp, càng thêm hạnh phúc."
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |