Theo tin Đài chúng tôi: Ngành du lịch từng được coi là ngành công nghiệp không khói, nhưng cùng với quá trình phát triển liên tục, ngành du lịch gây vấn đề môi trường ngày càng nghiêm trọng. Mới đây, chương trình "Con người và sinh quyển" thế giới của Tổ chức Giáo dục, Khoa học, Văn hóa của Liên Hợp Quốc đã tổ chức cuộc họp tại huyện Lệ Ba, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc, chuyên thảo luận vấn đề du lịch và bảo vệ môi trường, triển khai thảo luận về "du lịch sinh thái", và ra "Tuyên bố Lệ Ba", cung cấp đáp án cho vấn đề nan giải vừa phát triển kinh tế du lịch vừa bảo vệ môi trường.
Trung Quốc nỗ lực tìm giải pháp giải quyết vấn đề nan giải vừa phát triển kinh tế du lịch vừa bảo vệ môi trường (Ảnh: CRI Online)
Tại sao phải triển khai "du lịch sinh thái" tại khu bảo tồn sinh quyển? Ông Vương Đinh, Tổng Thư ký Ủy ban Nhà nước "Con người và sinh quyển" Trung Quốc cho biết, đa số khu bảo tồn nằm ở khu vực kinh tế kém phát triển, nếu thực thi biện pháp quản lý phong toả hoàn toàn, giữa dân chúng địa phương và khu bảo tồn sẽ khó mà tránh xẩy ra mâu thuẫn và xung đột. Quan niệm của chương trình "Con người và sinh quyển" là mong thông qua các kênh để hoá giải xung đột. Ông Vương Đinh nói:
"Quan niệm 'Con người và sinh quyển' nhấn mạnh, bảo tồn là mục tiêu hàng đầu, nhưng trong khi bảo tồn, ở khu bảo tồn và khu vực xung quanh cần phải cho phép một số hoạt động vừa phải của con người, nhất là khu bảo tồn phải hướng dẫn dân chúng địa phương triển khai một số hoạt động. Chẳng hạn, người dân vốn phải chặt cây làm củi, khu bảo tồn có thể nhập công nghệ, thậm chí cung cấp tiền vốn, giúp đỡ người dân xây dựng bể khí Bi-ô-ga; ngoài ra, còn có thể mở lớp đào tạo, giúp đỡ người dân chuyển đổi sản xuất v.v. Như vậy, người dân sẽ không đi đốn củi, săn bắn nữa, mục đích bảo tồn cũng thực hiện được."
Bảo tồn và phát triển là một cặp phạm trù mâu thuẫn, khái niệm "du lịch sinh thái" mới được đề xuất khiến người ta như tìm ra một giải pháp.
Giáo sư Lữ Trực của Học viện Khoa học Sự sống trường Đại học Bắc Kinh nhấn mạnh, "du lịch sinh thái" chỉ là biện pháp bất đắc dĩ nhằm giải quyết xung đột giữa bảo tồn và phát triển. Vì vậy, "du lịch sinh thái" cần phải là du lịch theo nhóm nhỏ, cần phải làm theo kiểu nhỏ giọt và lâu dài, nếu không, thì không thể đảm bảo chất lượng được, càng không thể kiên trì nguyên tắc "Bảo tồn là mục tiêu hàng đầu".
Bảo tồn tính đa dạng văn hóa ở địa phương cũng là một vấn đề đặt ra cho việc khai thác du lịch ở Trung Quốc hiện nay (Ảnh: CRI Online)
Bảo tồn tính đa dạng văn hóa ở địa phương cũng là một vấn đề đặt ra cho việc khai thác du lịch ở Trung Quốc hiện nay. Ở nhiều khu vực dân tộc thiểu số của Trung Quốc đều có đặc trưng tính đa dạng và tính độc đáo văn hóa, một khi khai thác du lịch, qua nhà kinh doanh và du khách, giá trị quan, phương thức sản xuất và sản phẩm vật chất của thế giới bên ngoài tràn vào, chắc chắn sẽ tác động to lớn đối với văn hóa địa phương, còn tính đa dạng văn hóa là không thể tái sinh được.
Đề xướng "du lịch sinh thái" còn phải tăng cường đào tạo ý thức công chúng. Do hiện nay ý thức đối với "du lịch sinh thái" của công chúng vẫn hạn chế ở nhận thức như không vứt rác bừa bãi, không hái hoa v.v, nhận thức này gây thách thức lớn cho người đề xướng "du lịch sinh thái". Nhà leo núi trẻ Tôn Bân làm công tác tổ chức du lịch leo núi, leo vách núi trong thời gian dài, anh cho rằng, hiện nay ngành này vẫn nằm ở giai đoạn khởi đầu. Anh nói:
"Cả xã hội chưa nhận biết nhiều về hình thức du lịch này, đây là một tuần hoàn "chết", trình độ nhận biết không cao, người tham gia sẽ không nhiều, người tham gia không nhiều, tổ chức cung cấp dịch vụ này sẽ không thực hiện được lợi nhuận lớn, như vậy thì không thể tuyên truyền và phổ biến được. Tình trạng này không thể thay đổi trong 1-2 ngày, xét vào đặc điểm du lịch theo nhóm nhỏ tham gia của ngành này, chúng tôi hiện nay chủ yếu tuyên truyền bằng lời đánh giá của người ta."
Đề xướng "du lịch sinh thái" còn phải tăng cường đào tạo ý thức công chúng (Ảnh: hinews.cn)
Đào tạo ý thức công chúng không những phải thực hiện trước khi du khách đến khu bảo tồn, điều quan trọng hơn là phải thực hiện trong quá trình du khách đi vào khu bảo tồn. Đây là nội hàm quan trọng và không thể thiếu được của "du lịch sinh thái". Giáo sư Lữ Trực của trường Đại học Bắc Kinh cho rằng:
"Mức độ cảm nhận và ăn sâu vào trong lòng người do 'du lịch sinh thái' mang lại có khi trở thành ký ức khó quên suốt đời, có lúc thậm chí thay đổi phương hướng nhân sinh của cá nhân. Tôi được biết, sau khi thực hiện 'du lịch sinh thái', nhiều người từ chức và đi làm công tác bảo tồn sinh thái. Đây là nguyên nhân bản thân du lịch sinh thái là một hình thức giáo dục, mong mang lại cảm thụ rung động tới tâm hồn. Cũng chính vì vậy, khu bảo tồn thích hợp khai thác 'du lịch sinh thái', chứ không thích hợp cho du lịch đám đông."
Ông Lại Bằng Trí đến từ Đài Loan là một người thay đổi phương hướng nhân sinh vì du lịch sinh thái. Ông vốn là một doanh nhân xuất sắc, cứ 3 năm đổi một chiếc ô-tô mới. Năm 40 tuổi, một hoạt động quan sát chim khiến ông ý thức được trách nhiệm của mình, ông trở thành vệ sĩ bảo vệ môi trường. Ông Lại Bằng Trí nói, "du lịch sinh thái" muốn ăn sâu vào trong lòng người, hướng dẫn viên có trình độ cao và chuyên sâu là điều hết sức quan trọng. Ông nói:
"Nếu không có hướng dẫn viên truyền đạt một số kiến thức và quan niệm cho du khách một cách sâu sắc và đúng đắn, thì không phải là 'du lịch sinh thái'. Trên đường có sinh thái động thực vật như thế nào? Tại sao địa mạo karst có nhiều nước? Có tác dụng gì đối với môi trường? Phải làm cho du khách hiểu biết sâu sắc giá trị và tính cần thiết của khu bảo tồn. Hướng dẫn viên là phương tiện con người trao đổi với thiên nhiên và văn hóa, nếu thiếu khâu này, thì 'du lịch sinh thái' không còn ý nghĩa gì nữa."
Cùng với Khu bảo tồn thiên nhiên núi Miêu Nhi Sơn, Quảng Tây năm nay được đưa vào chương trình sinh quyển thế giới, Trung Quốc có 29 khu bảo tồn được đưa vào chương trình này, ngoài ra, Trung Quốc còn có mạng lưới sinh quyển Trung Quốc gồm 142 khu bảo tồn, hình thành mặt bằng giao lưu hữu hiệu.
Trước vấn đề "du lịch sinh thái", chương trình "Con người và sinh quyển" của Trung Quốc đã ra "Tuyên bố Lệ Ba". Tuyên bố chủ trương: môi trường và bảo vệ sinh thái là mục tiêu hàng đầu; tôn trọng và bảo tồn tính đa dạng văn hóa; thực thi giáo dục sinh thái; khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia, bảo vệ lợi ích của dân chúng địa phương.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |