Phật giáo từ Ấn Độ truyền bá vào Trung Quốc năm 67 Công nguyên. Trong gần hai nghìn năm qua, Phật giáo trải qua sự bảo vệ, dịch thuật và phát huy của cao tăng nhiều đời, không ngừng kết hợp mật thiết với Nền văn hóa truyền thống của Trung Quốc, từng bước hình thành Phật giáo Trung Quốc hóa. Có người nói, Phật giáo là sản phẩm nhập khẩu lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc trước thời kỳ cận đại, thật quen thuộc đối với người Trung Quốc hậu thế, thậm chí hầu như khiến cho mọi người quên Phật giáo là Tôn giáo được truyền bá từ bên ngoài vào. Những từ Phật giáo trong Trung văn như "Thế giới, thời gian, thiên đường, giác ngộ, pháp bảo, tùy duyên, người mù sờ voi" đã hòa nhập trong sự giao lưu thường ngày và giá trị quan của người Trung Quốc.

Khi nhắc đến sự ảnh hưởng lớn lao và sâu xa của Phật giáo đối với văn hóa của người Trung Quốc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc Thích Minh Sinh cho biết, Cố Hội trưởng Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc Triệu Phác Sơ từng nói câu "Người Trung Quốc nếu tách rời sự kéo dài của văn hóa Phật giáo thì nói chuyện cũng không hoàn chỉnh". Từ khi Phật giáo truyền bá vào Trung Quốc đến nay, trước sự thúc đẩy của tổ tiên, danh nhân có ảnh hưởng nhiều đời chúng ta, bao gồm cả người thống trị, văn hóa Phật giáo đã trở thành bộ phận quan trọng không thể thiếu được của nền văn hóa truyền thống ưu tú Trung Quốc. Văn hóa Phật giáo có tác dụng thúc tiến và ảnh hưởng đối với nghệ thuật truyền thống Trung Quốc như điêu khắc, đúc. Nhất là đối với thơ ca, sau khi đến triều đại nhà Đường đều có tác dụng thúc đẩy.

Chị Mã Tố Quân, Nhân viên người nước ngoài làm việc tại Ban tiếng Thái Lan Đài phát thanh Quốc Tế Trung Quốc là một tín đồ thành kính Phật giáo. Mười năm trước, chị lần đầu tiên đến Trung Quốc học tập, đi lại nhiều lần giữa hai nước Trung Quốc và Thái Lan trong thời gian này, đi thăm nhiều chùa chiền Phật giáo Trung Quốc. Nhắc đến những hoạt động Phật giáo như thế nào tại Trung Quốc, chị Mã Tố Quân hiện làm việc và sinh sống tại Bắc Kinh cho biết, chị thường xuyên đến công viên Bát Đại Xứ, ngoại ô phía tây thành phố Bắc Kinh tĩnh tọa, niệm kinh. Chị cho biết, chị hay đi Bát Đại Xứ, ở đó có Xá Lợi Phật. Bởi vì là đất khách quê người, ở đây một mình nên có lúc rất cô quạnh và nhớ nhà. Có lúc có một số vấn đề không biết nói với ai, cần tâm sự với ai, cảm thấy tâm tình không thể thăng bằng, tôi liền đến Bát Đại Xứ, đến trước tháp Xá Lợi, sau đó niệm kinh, tĩnh tọa, tâm trạng thả lỏng, bình tĩnh, điều chỉnh lại. Về nhà cảm thấy rất khoan thai.
<< 1 2 >>