Tại sao phải phát triển nền kinh tế xanh? Ông Vương Truyền Phúc là Tổng Giám đốc Công ty ô-tô BYD, một trong những người dẫn đầu trong ngành ô-tô có thương hiệu Trung Quốc và ô-tô chạy bằng năng lượng mới của Trung Quốc từng làm một phép tính như sau:
"Trung Quốc đứng trước một sức ép rất lớn là khủng hoảng dầu mỏ. Sau khi ngành ô-tô Trung Quốc trưởng thành nhanh chóng từ năm ngoái, trong 10-20 năm tới, rất có thể mỗi gia đình Trung Quốc đều có một chiếc ô-tô. Trung Quốc có khoảng 400 triệu hộ gia đình, nếu mỗi hộ gia đình có một chiếc ô-tô, thì sẽ có khoảng 400 triệu chiếc ô-tô. Nếu một chiếc ô-tô dùng 2 tấn xăng dầu/năm, 2 nhân 400 triệu bằng 800 triệu tấn xăng dầu. Trung Quốc không thể nào mua đủ được 800 triệu tấn xăng dầu. Vì vậy, vấn đề an ninh dầu mỏ đã tác động tới an ninh quốc gia."
Chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế của nhân loại, sử dụng năng lượng xanh mới, tiếp máu mới cho kinh tế công nghiệp, đã trở thành trào lưu phát triển kinh tế trên toàn cầu. Những năm qua, Trung Quốc cất bước đi lớn, tham gia vào trào lưu này. Quy hoạch 5 năm lần thứ 12 vừa được thông qua tại hai kỳ họp bế mạc mới đây, được chuyên gia gọi là "Kế hoạch 5 năm xanh" đầu tiên của Trung Quốc. Khi trình bày Báo cáo Công tác Chính phủ, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã tuyên bố tổng mục tiêu giảm phát thải các-bon và tiêu hao năng lượng trong 5 năm tới của Trung Quốc. Thủ tướng nói:
"Trong 5 năm tới, nâng tỷ trọng năng lượng phi hoá thạch lên 11,4%, giảm tiêu hao năng lượng trên một đơn vị GDP 16%, khí thải CO2 17%, giảm tổng lượng phát thải các chất ô nhiễm từ 8% đến 10%."
Làm thế nào để biến những con số trên trở thành hiện thực? Chủ nhiệm Ủy ban Phát triển và Cải cách Nhà nước Trung Quốc Trương Bình đã trình bày cụ thể những biện pháp và bước đi của Trung Quốc trong 5 năm tới. Ông nói:
"Trong công tác thực tế còn phải có những biện pháp cụ thể, bao gồm điều chỉnh kết cấu kinh tế, đào thải năng lực sản xuất lạc hậu, hạn chế phát triển ngành vừa tiêu hao năng lượng cao vừa gây ô nhiễm nặng, ra sức phát triển ngành công nhiệp mới nổi, ra sức phát triển ngành dịch vụ. Cần phải tích cực đẩy mạnh tiến bộ kỹ thuật, nhất là công nghệ và sản phẩm tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu phát thải, thực thi công trình trọng điểm tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu phát thải, thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ. Cần phải huy động các mặt, dù ngành công nghiệp, xây dựng, giao thông hay các lĩnh vực trong xã hội đều phải áp dụng công nghệ tiên tiến, sử dụng sản phẩm tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu phát thải."
Nền kinh tế xanh của Trung Quốc tuy cất bước muộn, nhưng đã thu được bước phát triển vượt bậc trong những năm qua. Năm 2010, năng suất các nhà máy phát điện bằng sức gió của Trung Quốc đã vươn lên vị trí hàng đầu thế giới. Quy mô sử dụng năng lượng mặt trời của Trung Quốc cũng dẫn đầu thế giới. Hơn nữa, một cuộc cách mạng xanh có quy mô lớn hơn đang mở màn. "Quy hoạch Phát triển ngành công nghiệp năng lượng mới nổi" của Trung Quốc đã hoạch định sơ bộ, từ năm 2011 đến năm 2020 cả thảy sẽ đầu tư thêm 5000 tỷ Nhân dân tệ, chú trọng phát triển thủy điện, sức gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh học v.v, nội hàm cốt lõi là sử dụng năng lượng sạch mới, giải quyết nhu cầu của người dân trong sản xuất và cuộc sống.
Nhiều nước trên thế giới đều đang ấn định quy hoạch chiến lược phát triển năng lượng mới, Mỹ hy vọng lấy năng lượng mới làm điểm đột phá chấn hưng kinh tế Mỹ, để đảm bảo Mỹ trở thành người dẫn đầu trong cách mạng năng lượng mới. Liên minh châu Âu quyết định đầu tư 105 tỷ đồng Ơ-rô trước năm 2013 để phát triển nền kinh tế xanh. Nhật Bản đề xuất, phải ra sức phát triển năng lượng mặt trời, dẫn đầu "cách mạng các-bon thấp thế kỷ 21".
Trong cuộc cạnh tranh về phát triển nền kinh tế xanh trên toàn cầu, thực hiện đột phá và tập trung công nghệ cốt lõi là điều then chốt quyết định thành công hay thất bại, nhưng công nghệ lại là khiếm khuyết của Trung Quốc. Đại biểu Quốc hội Trung Quốc Trần Dũng, Phó Tổng Thư ký Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Đông, Giám đốc Viện Khoa học tỉnh Quảng Đông cho rằng:
"Khoảng cách thể hiện ở chỗ, công nghệ cốt lõi của Trung Quốc vẫn ở trình độ thập niên 70 của thế kỷ 20, trong ngành công nghiệp bảo vệ môi trường có 50% là ngành dịch vụ liên quan tới bảo vệ môi trường, trong tổng số 50% này, Nhật Bản, Mỹ và Tây Âu đã chiếm 87%. Như vậy, có nghĩa là Trung Quốc không những phải trao vấn đề công nghệ cho người khác, thậm chí ngành dịch vụ cũng phải trao cho người khác. Tôi cho rằng, về vấn đề năng lượng và môi trường, Trung Quốc phải có công nghệ của mình, dịch vụ của mình, nếu không sẽ tác động mạnh tới quốc kế dân sinh."
Nhân sĩ trong ngành cho rằng, Trung Quốc đang nỗ lực vun đắp lực lượng nghiên cứu và phát triển công nghệ, khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp tiến hành tìm tòi, tuy rằng xây dựng dây chuyền ngành công nghiệp chín muồi về nền kinh tế xanh vẫn đòi hỏi phải đi chặng đường dài, nhưng cùng với sự nỗ lực của các bên, Trung Quốc sẽ có chỗ đứng trong vòng cạnh tranh mới trên toàn cầu.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |