Năm 2010 là năm thứ 7 Trung Quốc liên tục thực hiện bội thu lương thực, thu nhập ròng bình quân đầu người của nông dân Trung Quốc đạt khoảng 6000 nhân dân tệ, tăng 766 nhân dân tệ so với năm trước, là mức tăng thu nhập lớn nhất trong năm, vậy xét từ góc độ của nông dân Trung Quốc, được mùa và thu nhập tăng có ý nghĩa quan trọng ra sao?
Ông Lý Tĩnh, năm nay 44 tuổi, là hộ trồng lúa lớn ở xã Dân Lạc, thành phố Ngũ Thường, tỉnh Hắc Long Giang, miền đông bắc Trung Quốc-"Quê hương lúa gạo" nổi tiếng Trung Quốc. Gạo Ngũ Thường được đông đảo người dân Trung Quốc ưa thích vì "hạt mẩy, thơm ngon". Đầu năm 2010, ông Lý Tĩnh và nhiều nông dân địa phương đã cùng hướng chịu thời tiết cực đoan do không khí lạnh gây nên băng tuyết v.v. Ông nói,
"Sản lượng của giống lúa 'Đạo Hoa Hương' năm ngoái phổ biến đều thấp, năm nay còn tạm được, sản lượng tăng không ít so với năm ngoái, nhưng bước sang mùa xuân thì có chút lo lắng, chỉ lo các luồng không khí lạnh tràn về".
Giống lúa "Đạo Hoa Hương" mà ông Lý Tĩnh và nhiều người dân địa phương đang trồng là sản phẩm cao cấp của gạo Ngũ Thường, loại gạo này có thể tiêu thụ với giá cao gấp mấy lần so với giá gạo bình thường, thường bán ở thị trường sang miền nam Trung Quốc và thị trường quốc tế và được hoan nghênh rộng rãi. Năm 2010 đối với ông Lý Tĩnh mà nói là một năm được mùa lớn, thu nhập ròng đạt hơn 70 nghìn nhân dân tệ, vượt xa mức thu nhập bình quân ở địa phương. 5 năm trước, mức sống của gia đình ông Tĩnh còn kém xa mức sống bình quân của địa phương. Nhà có hai con gái đi học, chỉ dựa vào mảnh ruộng nhỏ không thể nào đủ để nuôi con ăn học. Con gái út buộc phải từ bỏ cơ hội cặp sách đến trường, ở nhà giúp bố mẹ làm ruộng nuôi chị gái đi học đại học.
Sau đó, cùng với số người ra ngoài làm công ngày càng nhiều, ông Lý Tĩnh bắt đầu nhận thuê bao đất. Từ mười mấy mẫu (1 mẫu tương đương 1/15 héc-ta) trước đây đến hơn 100 mẫu bây giờ, nhà ông Lý Tĩnh đã trở thành hộ trồng lúa nổi tiếng gần xa. Ông nói, những năm qua Nhà nước đã ban hành một số chính sách, như nông dân có thể vay vốn tiểu ngạch cộng thêm trợ cấp, cuộc sống không khó khăn như trước đây, lương thực cũng ngày càng bán chạy hơn. Nhưng, ông cũng có mối lo lắng của mình. Mặc dù những năm gần đây giá lúa liên tục tăng, nhưng giá thành trồng lúa cũng ngày một cao. Ông nói,
"Giá thuê một mẫu đất phải mất hơn 1000 nhân dân tệ, gồm tiền thuê bao đất nhận khoán, nếu trồng lúa nhiều thì phải có người làm thuê, giá thuốc trừ sâu và phân bón cũng tăng".
Đối với năm mới này, ông Lý Tĩnh hy vọng có thể cùng với những nông dân chung quanh xây dựng nhà máy chế biến của Hợp tác xã, tự sản xuất tự tiêu thụ, bán gạo trực tiếp cho các siêu thị trong thành phố.
So với nhà ông Lý Tĩnh, năm được mùa lớn của hộ nông dân Văn Gia Tân ở thôn Trương Gia Kiều, thị trấn Văn An, thành phố Chi Giang tỉnh Hồ Bắc lại vui mừng gấp bội. Ông Văn Gia Tân, 58 tuổi và bà xã lại được mùa lớn dưới sự hỗ trợ của việc cơ giới hóa nông nghiệp, thu nhập ròng của hai ông bà trong năm qua đạt gần 20 nghìn nhân dân tệ.
Nhà ông Văn Gia Tân nằm trên đồng bằng Giang Hán-vựa lương thực nổi tiếng của Trung Quốc, lương thực ở đây có được mùa hay không sẽ tác động to lớn đối với việc cung ứng lương thực của cả nước Trung Quốc. Nhưng, những năm gần đây, cùng với số người ra ngoài làm công không ngừng tăng lên, "quê hương gạo trắng nước trong" cũng đứng trước khó khăn thiếu sức lao động, lúc này, việc nhân rộng toàn diện cơ giới hóa nông nghiệp đã giúp đỡ rất nhiều những nông dân trồng lúa.
Nhà ông Văn Gia Tân có ruộng lúa hơn 10 mẫu, ruộng không nhiều, nhưng con trai hàng năm đều làm công ở ngoài, việc trồng lúa chỉ dựa vào hai ông bà, hai ông bà cảm thấy rất vất vả. Xét về khó khăn thực tế của nhà ông, bắt đầu từ năm kia, thôn đã thuê cho họ một máy cấy mạ. Ông Văn chấp nhận với ý định làm thử. Hôm đó, người lái máy cấy mạ chỉ cần một tiếng đồng hồ đã cấy xong toàn bộ hơn 10 mẫu ruộng. Tốc độ cấy vừa nhanh vừa thẳng, không cần mất nhiều sức lao động, điều này khiến ông Văn cảm thấy rất vui vẻ. Ông nói,
"Năm ngoái là năm nhẹ nhàng nhất trong cuộc đời làm ruộng mấy chục năm của tôi".
Nhưng, đối với ông Văn mà nói, máy cấy mạ không phải là một điều mới mẻ, vì 30 năm trước, thôn ông từng thử cấy mạ tập thể bằng cơ giới. Nhưng năm đó cần có 20 người làm công tác đồng bộ, rất phiền phức.
5 năm trở lại đây, tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa nông thôn tăng nhanh, rất nhiều lao động thanh niên ở nông thôn ra ngoài làm công, những nhân tố này đều là nguyên nhân quan trọng thúc đẩy nhanh chóng phổ cập cơ giới hóa nông nghiệp. Cùng với khoa học-kỹ thuật của máy móc nông nghiệp không ngừng phát triển, giá cả dịch vụ tác nghiệp máy móc nông nghiệp cũng thấp hơn giá thuê người làm việc, như vậy khiến ngày càng nhiều nông dân trồng lúa vui lòng áp dụng phương thức cơ giới hóa. Ông Văn đã tính như vậy:
"Nếu hơn chục mẫu ruộng lúa nước đều cấy mạ bằng máy móc, có thể bảo đảm mật độ cấy mạ, thực hiện tăng thu nhập. Một mẫu ruộng có thể tăng sản lượng hơn 50 ki-lô-gam, có thể tăng thu nhập thêm 100 nhân dân tệ, nếu tính như vậy, 10 mẫu ruộng đất có thể tăng thu nhập hơn 1000 nhân dân tệ".
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |