
Tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc hàng năm có khoảng 150 nghìn sinh viên tốt nghiệp, để giúp các sinh viên xin việc làm, tỉnh Cát Lâm đã thực hiện chương trình đưa sinh viên vào thực tập tại các doanh nghiệp và tăng cường cho các khu dân cư, chương trình này đã nâng tỷ lệ ký hợp đồng lao động của các sinh viên lên tới hơn 87%. Chủ nhiệm Trung tâm hướng nghiệp trường Đại học Cát Lâm Triệu Cương Mẫn cho biết, tình hình xin được việc làm của sinh viên trường này khá lý tưởng, cô Mẫn nói:
"Tính đến nay, sinh viên một số chuyên ngành khoa học tự nhiên, như: cơ khí, ô-tô,v.v cơ bản đã ký hợp đồng hết rồi."
Theo đà phát triển giáo dục cao đẳng và đại học từ tinh hoa đến đại chúng, sinh viên Trung Quốc ra trường xin việc khó khăn vẫn sẽ là một xu thế lâu dài. Giáo sư, học giả giáo dục nổi tiếng trường Đại học Giao thông Thượng Hải Hùng Bính Kỳ cho phóng viên biết, nếu muốn giải quyết vấn đề này một cách triệt để, cần phải xây dựng một cơ chế hữu hiệu lâu dài. Ông nói:

"Trước hết, chúng ta phải thay đổi cục diện phát triển ngành nghề. Trong sự phát triển kinh tế hiện nay của Trung Quốc, ngành dịch vụ chỉ chiếm 40% GDP, còn các nước phát triển chiếm tới 80%, các ngành dịch vụ chính là lĩnh vực thu hút sinh viên nhiều nhất, nếu ngành dịch vụ không phát triển, thì không thể giải quyết được nhiều việc làm cho sinh viên. Hai là, chúng ta phải tạo môi trường xin việc làm công bằng. Ba là, chúng ta buộc phải cải cách giáo dục cao đẳng và đại học, các trường đại học trong nước hiện nay thiếu quyền tự chủ trong việc mở ngành đào tạo, định vị của việc mở ngành đào tạo không rõ ràng, nhiều chuyên ngành trùng lặp, việc đào tạo của các trường tách rời nhu cầu của xã hội."
Đúng như giáo sư Hùng Bính Kỳ đã nói, chúng ta cần phải tiếp tục thúc đẩy cải cách cơ chế quản lý giáo dục cao đẳng và đại học, không những có lợi cho nâng cao chất lượng đào tạo đại học, mà còn là động lực quan trọng giải quyết vấn đề xin việc làm khó của sinh viên.
<< 1 2 >>