Trong khi con người chúng ta dốc sức đối mặt với các chứng nan y như bệnh tim mạch, ung thư v.v, một chứng bệnh khác có mối nguy hại chẳng kém gì các chứng bệnh trên cũng đang đe dọa tới sức khỏe của chúng ta, đó là chứng loãng xương đang "hoành hành một cách lặng lẽ". Sở dĩ nói nó là chứng bệnh lặng lẽ là vì chỉ khi nào bị gẫy xương chúng ta mới phát hiện là do chứng loãng xương gây nên, vì vậy số người biết đến bệnh này rất ít, chính vì thế giáo dục chăm sóc sức khỏe loãng xương cũng chưa được coi trọng đúng mức.
Để phổ biến kiến thức dự phòng, chăm sóc và điều trị chứng loãng xương tốt hơn cũng như nâng cao nhận thức của mọi người đối với chứng loãng xương, trong chương trình khoa học và đời sống hôm nay, Yến Hoa xin mời bác sĩ Vương Lượng, Chủ nhiệm khoa xương Bệnh viện số 309 Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc giới thiệu về biện pháp dự phòng và điều trị bệnh loãng xương.
Chứng loãng xương là bệnh xương hệ thống, người đứng tuổi và người già rất dễ mắc bệnh này. Biểu hiện trong lâm sàng chủ yếu là đau, gù lưng, vóc người nhỏ lại, gẫy xương v.v. Trong đó trên một nửa người bệnh đều xuất hiện chứng đau nhức, thường thấy nhất là mỏi lưng đau nhức, hoặc đau vai, đau cổ, đau cổ tay và đau mắt cá chân. Nói chung người bệnh không thể nói rõ nguyên nhân dẫn đến đau, triệu chứng đau có thể xảy ra ở tư thế ngồi, đứng, nằm hoặc trở mình, lúc đau nhẹ lúc đau nặng.
Điều quan trọng hơn là trong thời kỳ đầu bị loãng xương, đa số người đều không có triệu chứng rõ rệt, song song với tuổi tăng cao, hàm lượng chất khoáng của xương không ngừng bị thất thoát, một khi xuất hiện triệu chứng, thì hàm lượng chất khoáng trong xương đã bị mất trên 50%, vì vậy, điều trị trong thời gian ngắn khó mà kiểm soát được diễn biến của bệnh tình. Bác sĩ Vương Lượng nói:
Tỷ lệ người già mắc bệnh loãng xương khá cao, số lượng người già Trung Quốc xếp hàng đầu thế giới, hiện nay có khoảng 90 triệu người mắc bệnh loãng xương, chiếm 7,1% tổng dân số. Cùng với tiến trình già hóa tăng nhanh , tỷ lệ mắc bệnh loãng xương cũng trên đà gia tăng, dự tính đến năm 2050, số người mắc bệnh loãng xương sẽ tăng lên tới 221 triệu. Các triệu chứng đau nhức, gù lưng, người nhỏ lại và gẫy xương luôn luôn ám ảnh và mang lại đau đớn cho người già".
Mặc dù chưa hoàn toàn hiểu rõ nguyên nhân cụ thể gì dẫn đến bệnh loãng xương, song nói chung đều liên quan tới các nhân tố: Nội tiết, di truyền, dinh dưỡng, dược phẩm và bệnh tật v.v. Nguyên nhân dẫn đến loãng xương hết sức phức tạp, cho nên một khi chẩn đoán bệnh loãng xương, thì phải áp dụng biện pháp điều trị tổng hợp như ăn uống, tập thể dục, dùng thuốc và các biện pháp khác tùy theo các giai đoạn, tình hình cụ thể của mỗi người và bệnh nặng hay nhẹ, đồng thời phải luôn vui vẻ, thay đổi lối sống không tốt.
Chứng loãng xương chủ yếu chia làm hai loại, tức loãng xương nguyên phát và loãng xương thứ phát. Loãng xương thứ phát cần phải loại bỏ nguyên nhân, áp dụng phương pháp điều trị một cách cụ thể; đối với chứng loãng xương nguyên phát nên áp dụng biện pháp điều trị và đề phòng tương ứng căn cứ giai đoạn khác nhau. Hiện nay, trên thế giới còn chưa có biện pháp hữu hiệu chữa trị chứng loãng xương, chỉ có thể áp dụng biện pháp dự phòng và làm dịu.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |