Chắc các bạn không xa lạ gì với bệnh tim mạch -"sát thủ hàng đầu"của sức khỏe loài người. Con số thống kê của Liên đoàn Tim mạch Thế giới cho biết, trong phạm vi toàn cầu, cứ trong ba trường hợp tử vong thì có một người chết vì bệnh tim mạch. Vậy bệnh tim mạch gồm có bao nhiêu loại, nên chữa trị ra sao? Chúng ta nên đề phòng bệnh tim mạch ở thời kỳ đầu như thế nào?
Bệnh tim mạch là chỉ các cơ quan và mô tải máu trong cơ thể con người trong đó kể cả tim và mạch máu xuất hiện bệnh tật, nói chung đều liên quan tới xơ cứng động mạch. Bệnh tim mạch thường thấy gồm có tim mạch vành, cao huyết áp, suy tim, đau thắt cơ tim, nhồi máu cơ tim cấp tính v.v, trong đó tim mạch vành cũng là hiện tượng xơ cứng động mạch thường thấy nhất trong bệnh tim mạch.
Những người mắc bệnh tim mạch thường hay xuất hiện những triệu chứng như: Tức ngực, đau ngực, tim đập nhanh, hơi thở ngắn, đau răng, đau vai trái hoặc đau bắp tay trái, nói chung đều liên quan tới các nhân tố như lao động nặng nhọc, lao động chân tay, tập thể dục, căng thẳng, ăn no, bị lạnh v.v. Sau khi xuất hiện những triệu chứng này nên khám bác sĩ kịp thời, để phát hiện sớm khỏi lỡ thời cơ điều trị.
Trước kia, bệnh tim mạch chủ yếu chữa trị bằng thuốc, nhưng hiện nay biện pháp điều trị bằng vết mổ nhỏ, hiệu quả cao và an toàn hơn đã được ứng dụng rộng rãi. Chính đây được gọi là phương pháp điều trị can thiệp. Ví dụ như ưu điểm lớn nhất trong điều trị bệnh tim mạch bằng phương pháp can thiệp là không cần mổ ngực, mà là can thiệp bằng dụng cụ y tế với vết mổ nhỏ, thời gian phẫu thuật ngắn, chỉ vài tiếng đồng hồ là bệnh nhân có thể xuống giường đi lại, phương pháp này hồi phục nhanh, biến chứng giảm, rủi ro ít.
Vậy điều trị bệnh tim mạch bằng phương pháp can thiệp chủ yếu nhằm vào các căn bệnh gì? Thông thường là động mạch vành và chứng hẹp động mạch vành. Bác sĩ Trần Vận Đại cho biết:
"Điều trị rối loạn nhịp đập tim và một số bệnh tim bẩm sinh còn có thể sử dụng ống dẫn tiên tiến hơn, van tim chẳng khác gì cánh cửa, sử dụng lâu quá, cánh cửa không thể mở ra hoàn toàn do nguyên nhân nào đó, đó tức là chứng hẹp màng van tim, chúng ta cũng có thể điều trị bằng ống thông. Van tim của một số người không thể khép kín hoàn toàn, chúng ta cũng có thể điều trị bằng ống thông ".
Kể từ khi áp dụng phương pháp điều trị này, loài người đã thu được tiến triển trong điều trị bệnh tim mạch vành. Thế nhưng cùng với sự xuất hiện của biện pháp điều trị kể trên, lại xảy ra những vấn đề mới, ví dụ như hẹp trở lại. Nói chung, người ta đều có phản ứng trước sự kích thích, có người phản ứng rất mạnh, ví dụ như sau khi đặt giá đỡ động mạch vành có thể làm cho 70%-80% chỗ hẹp giãn ra, nhưng vài tháng sau lại xuất hiện trường hợp bị hẹp như trước.
Giới y học tìm cách giải quyết bằng được vấn đề này, những năm đầu thế kỷ 21 đã xuất hiện giá đỡ động mạch vành gắn thuốc hoặc giá đỡ tẩy rửa, có nghĩa là gắn thuốc lên giá đỡ, đó là thuốc không gây phản ứng mạnh cho mạch máu, nhờ đó đã giảm thiểu rất nhiều trường hợp hẹp van tim. Song sử dụng giá đỡ gắn thuốc cũng sinh ra một số vấn đề, cần phải uống thuốc theo lời dặn của bác sĩ, bằng không dùng thuốc dễ hình thành máu cục và vùi lấp giá đỡ. Vì vậy, sau khi sử dụng giá đỡ nhất định phải lưu ý, nhất định phải dùng một số thuốc theo chỉ đạo của bác sĩ, mà không nên ngừng thuốc tùy tiện.
Có người ví phương pháp điều trị bằng can thiệp chẳng khác gì sửa đường. Sau khi sửa đường điều quan trọng hơn là phải bảo dưỡng chăm sóc đường. Đường xây rất đẹp, nếu giữ gìn không tốt sẽ bị hỏng. Cho nên, sau khi tiến hành điều trị bệnh tim mạch bằng cách can thiệp trong đó kể cả bắc cầu động mạch vành tim không có nghĩa là đã trị tận gốc. Bác sĩ Trần Vận Đại nhấn mạnh:
"Điều trị bằng cách can thiệp không thể thay thế cho toàn bộ phương pháp điều trị, chỉ có thể cải thiện hơn nữa trên cơ sở dự phòng và dùng thuốc điều trị bệnh tim mạch vành, hoàn toàn không có nghĩa là trị tận gốc, dự phòng tiếp theo là điều càng quan trọng. Ví dụ như ổn định bệnh tiểu đường, huyết áp, giảm cân, cấm hút thuốc v.v, bằng không tất sẽ tái phát".
Lời khuyên chân thành của bác sĩ Trần Vận Đại đã từ mặt khác nhắc nhở chúng ta: Mặc dù điều trị bằng phương pháp can thiệp đạt hiệu quả rất đặc biệt, song điều trị bệnh tim mạch chưa chắc đạt được hiệu quả tốt nhất, mà phải tiến hành điều trị căn cứ tình hình và thời kỳ khác nhau của người bệnh. Bác sĩ cho rằng dự phòng là điều hết sức quan trọng.
" Một khi mắc bệnh tim mạch cần phải coi trọng đúng mức, phải theo dõi và kiểm tra định kỳ; hai là phải kiểm soát các nhân tố nguy hiểm, trong đó chủ yếu nhất là không được hút thuốc lá, người béo phì nghiêm trọng phải giảm cân, tăng cường tập thể dục; ba là một khi dùng thuốc thì không nên thay đổi thuốc".
Tư liệu cho thấy, hiện nay, trong nhân viên cổ cồn ở các thành phố chủ yếu Trung Quốc đã có 76% người xuất hiện vấn đề sức khỏe, khoảng 60% người ở trong tình trạng mệt mỏi bởi lao động quá sức. Là lực lượng chủ chốt trong xã hội, việc phòng chống bệnh tim mạch và dự phòng tiếp theo trong người đứng tuổi đặc biệt quan trọng. Trong khi đó bệnh tim mạch sẽ gây gánh nặng kinh tế và xã hội nặng nề. Nếu không áp dụng biện pháp, người bệnh sẽ đứng trước mối đe dọa tái phát bệnh tim và trúng phong, phải gánh chịu chi phí cấp cứu ngày một gia tăng, cộng với chi phí điều trị lâu dài, thậm chí còn phải bỏ tiền thuê người đến nhà chăm sóc, nói tóm lại sẽ dẫn đến rất nhiều vấn đề.
Theo tiêu chuẩn mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới, sau khi bước sang tuổi 45 thì được coi là người đứng tuổi. Điều đáng tiếc là chưa phải ai nấy đều đã chuẩn bị sẵn sàng. Bác sĩ Trần Vận Đại nói, tâm trạng và tinh thần tốt sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đối với hành vi của con người, trường hợp tinh thần kém dễ dẫn đến ăn uống quá mức, ít hoạt động, đây cũng là nhân tố nguy hiểm dẫn đến béo phì, mỡ trong máu cao, cao huyết áp và đường trong máu cao. Phương pháp làm dịu sức ép là tìm hiểu đầy đủ ưu khuyết điểm của mình, phải biết kiềm chế tâm trạng không tốt.
Bác sĩ còn đưa ra nguyên tắc ăn uống: Thanh đạm, không ăn nội tạng động vật, các loại thịt nên ăn với lượng vừa phải, mỗi bữa chỉ ăn no 80%, không ăn các món chứa nhiều chất béo, cô-le-xtê-rôn, không ăn mặn và cai rượu; trong khi đó phải chú ý bổ sung chất đạm thực vật, sữa đậu, thực phẩm chứa vitamin E và C; bổ sung thực phẩm chứa can-xi lượng vừa phải ví dụ như sữa bò, thường xuyên ăn thực phẩm nhiều chất xơ và uống nhiều nước.
Về tầm quan trọng của bữa trưa, bác sĩ Trần Vận Đại cho rằng, hiện nay rất nhiều người không coi trọng bữa trưa, như vậy không những ảnh hưởng tới sức khỏe, mà còn dẫn đến bữa tối ăn rất nhiều. Thực ra bữa trưa hết sức quan trọng. Nói tóm lại, việc chăm sóc tốt chức năng tim không những phải nhờ vào y học tiên tiến hiện đại, điều quan trọng hơn là phải bồi dưỡng quan niệm dưỡng sinh lành mạnh và khoa học, đề phòng sớm mới có thể tránh xa bệnh tật và ốm đau.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |