Một bài đăng trên báo "Buổi chiều Dương thành" cho biết, có một bác bán thịt lợn, trong suốt 29 năm qua, đã thầm lặng trông nom, giúp đỡ 859 cháu nhỏ làm biết bao người cảm động.
Thị trấn Hạ Thạch Thái là một thị trấn nhỏ nhất của thành phố Anh Đức, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, có một ngôi nhà hai tầng ngoài mặt đường ở gần cuối dẫy phố, hai vợ chồng bác Đặng Vệ Tinh bán thịt lợn ở đây. Liên tục trong 29 năm, hai vợ chồng bác đã trông nom, giúp đỡ 859 em học sinh ở vùng sâu vùng xa học hết cấp một và cấp hai.
Trong 29 năm kể từ năm 1981, lần lượt có 859 em hoàn cảnh gia đình như em Đặng Thu Đào đến ở nhà bác. Trong những em này, có đến 60 % số em là đến từ những gia đình hoàn cảnh kinh tế khó khăn và cha mẹ của hầu hết các em đều đi nơi khác tìm việc làm.
Em Đặng Thu Đào là một học sinh ở vùng núi hoàn cảnh gia đình khó khăn. Bố Đào sức khỏe không được tốt, thường xuyên ốm đau, không có điều kiện nuôi em ăn học. Năm 2003, theo sự điều chỉnh bố cục của học sinh trung và tiểu học ở nông thôn, trường tiểu học của thôn nơi Đào đang theo học phải sát nhập với trường tiểu học trên thị trấn, cách nhà hơn 20 km. Đào cho phóng viên biết: "Năm đó em học lớp 4. Bố mẹ không có tiền cho em ở ký túc xá của trường hay thuê nhà ở thị trấn, trong khi đó muốn đi học phải mất 3-4 tiếng đồng hồ ... Em nghĩ, có lẽ em không thể tiếp tục đi học được."
Đúng lúc này, bác Đặng Vệ Tinh, người thường xuyên đến những thôn lân cận thu mua lợn đến nhà Đào.
Bác Tinh nói với bố mẹ Đào: "Cháu Đào rất thông minh, thành tích học tập lại khá, phải để cháu tiếp tục đi học. Cho cháu đến ở nhà tôi, cũng như các cháu khác, tôi lo liệu cho việc sinh hoạt của cháu. Cháu chỉ cần mang theo ít gạo là được rồi." Chỉ vài lời nói đơn giản, thế là Đào đến ở nhờ nhà bác Tinh trên thị trấn, mãi cho đến khi học hết cấp hai.
Đào cho phóng viên biết: "Khi mới đến ở nhà bác Tinh em còn nhỏ, chẳng biết gì, bác Tinh dạy em từng ly từng tý. Có lúc đêm khuya em bị đau đầu, sốt cao, bác Tinh lập tức cõng em đi bệnh viện. Hàng năm, khi thi hết học kỳ một đúng vào mùa đông giá lạnh rất vất vả, bác Tinh ngày nào cũng nấu cho chúng em những món ăn ngon và bát canh nóng." Học hết cấp hai, Đào thi đỗ vào trường cấp ba Anh Đức, một trường trọng điểm của toàn thành phố, Đào mới rời nhà bác Tinh vào ở ký túc xá của trường. Nhưng Đào luôn nhớ đến những năm tháng được gia đình bác Tinh đùm bọc. Đào nói: "Gia đình bác Tinh cũng còn khó khăn, nhưng chúng em và mọi người trong gia đình bác chung sống chan hoà như người trong một nhà, bác coi chúng em như con của bác."
Trong số các em học sinh mà hai vợ chồng bác Tinh giúp đỡ, có em đã làm cha làm mẹ, lại đưa con đến ở nhờ nhà bác ........
Các em gọi hai vợ chồng bác Tinh là bố và mẹ. Bác gái đang ở trong bếp vừa xào rau vừa gọi từng em đi tắm gội, lúc rảnh tay bác lại vò quần áo cho mấy em còn nhỏ. Trong phòng khách, các em đang chơi đùa, đánh cờ, chuyện trò, chờ đúng sáu giờ ngồi vào bàn ăn cơm tối. Bữa ăn có 2-3 món ăn và một bát canh, có rau, có thịt, cơm ăn thỏa mái.
Bác Tinh nói với phóng viên: "Tôi rất ham học và muốn được đi học, nhưng vì nghèo khó, nên không có điều kiện đi học." Nhắc đến điều đáng tiếc này, bác Tinh đã ngoài 50 tuổi không cầm được nước mắt.
Để tạo cho các em học sinh ở vùng sâu vùng xa có một gia đình đầm ấm, và cũng là giúp các em thực hiện ước mơ được đi học của mình, là xuất phát từ suy nghĩ mộc mạc của bác Tinh, cũng là nỗi thương tâm sâu sắc trong cuộc đời của bác.
Mấy năm trước bác gái lên núi đốn củi xẩy ra tai nạn, phải nằm trên giường hơn nửa năm trời, hai người con trai của bác chuẩn bị học đại học, phải cần một khoản tiền lớn, bác cảm thấy "Gia đình của các em học sinh" không thể duy trì được nữa. Nhưng nhìn thấy khi khai giảng hơn 20 cháu đến xin ở nhờ, bác lại không đành lòng. Cắn răng chịu đựng, kiên trì trong suốt 29 năm.
Ở thị trấn Hạ Thạch Thái, bác Tinh một tháng thu nhập 3-4 nghìn đồng là những người có thu nhập cao, nhưng vào nhà bác, phóng viên phải kinh ngạc trước những đồ đạc đơn sơ trong nhà, ngoài căn nhà xây cao ráo ra, cả nhà không có một thứ đồ đạc gì đáng giá. Nhưng để cho các cháu trong mùa hè nóng nực ngủ được ngon giấc, bác Tinh dành dụm mua mỗi phòng một chiếc quạt máy.
Để tiếp tục giúp đỡ các cháu, sinh hoạt của gia đình phải tính toán rất chi ly: Thịt lợn, gà vịt, gạo ... đều của nhà tự cung cấp, củi thì lên núi đốn, nước thì tự bắc ống dẫn đến nhà .... Dù vậy, hàng năm bác Tinh vẫn phải bù vào 10 - 20 nghìn Nhân dân tệ. Bác nói: "Đắt nhất là tiền điện và khi các cháu ốm đau phải đi bệnh viện tiêm và mua thuốc."
Năm ngoái, một ông chủ của xưởng dược phẩm ở Thanh Viễn biết việc này đã quyên tặng 30 nghìn Nhân dân tệ. Đây là khoản quyên góp đều tiên mà bác Tinh nhận được trong 29 năm qua. Bác Tinh dùng khoản tiền này mua một chiếc ti vi, một chiếc tủ lạnh, lắp một bình nóng lạnh năng lượng mặt trời trên sân thượng, mua máy lọc nước.
Trong 29 năm, cho dù khó khăn, vất vả, bác Tinh chưa bao giờ chủ động nhờ vả chính quyền địa phương và những người xung quanh, bác cũng không lấy tiền của những em học sinh từng ở nhờ nhà bác, cho dù trong số các em, có em đã trở thành chủ của doanh nghiệp lớn.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |