Thiếu nữ thiên tài Hầu Dật Phàm (Hou Yifan) 16 tuổi và thiếu nữ Đại học Thanh Hoa Nguyễn Lộ Phỉ (Ruan Lufei) 23 tuổi của Trung Quốc đã đoạt chức vô địch và á quân Giải vô địch cờ vua nữ thế giới năm 2010 kết thúc tại Thổ Nhĩ Kỳ cuối tháng 12 năm ngoái. Hai nữ kỳ thủ có con đường trưởng thành khác nhau, đều đã giành được thành công, đằng sau sự thành công của họ là sự tuyệt vời khác nhau.
Nữ kỳ thủ Hầu Dật Phàm đến từ thành phố Hưng Hoá, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc có năng khiếu hơn người về mặt cờ vua, Liên đoàn cờ vua Trung Quốc có tầm nhìn xa trông rộng nhận biết người tài. Được sự đào tạo toàn diện, hai năm trước Hầu Dật Phàm 14 tuổi đã đoạt chức á quân Giải vô địch cờ vua nữ thế giới. Thêm hai năm rèn luyện, cô bé tạm thời nghỉ học, chuyên tâm vào việc đánh cờ này đã trở thành nữ hoàng cờ vua trẻ nhất trong lịch sử, cũng là nữ hoàng cờ vua thế giới thứ 4 của Trung Quốc tiếp sau Tạ Quân, Chu Thần và Hứa Dục Hoa. Như câu tục ngữ có nói, từ xưa anh hùng thường xuất hiện khi còn nhỏ tuổi.
Thiếu nữ thành phố Nam Kinh Nguyễn Lộ Phỉ tuy đoạt giải nhì, nhưng nội hàm của tấm huy chương bạc này không kém phần vinh quang so với tấm huy chương vàng của Hầu Dật Phàm. Điều hơn người của Nguyễn Lộ Phỉ là ở chỗ, cô là nữ kỳ thủ đầu tiên của Trung Quốc vừa theo học Đại học Thanh Hoa, vừa đi học bình thường, vừa trở thành kỳ thủ đội tuyển quốc gia và đoạt giải nhì thế giới. Thành quả tuy không phải là huy chương vàng nhưng còn quý hơn huy chương vàng. Phương pháp "săn hai thỏ", "đánh cờ và học hành đều giỏi" của Nguyễn Lộ Phỉ còn khó hơn nhiều so với "Kỳ Thánh" Nhiếp Vệ Bình vừa đánh cờ vây vừa đánh bài Bridge.
Nhìn từ góc độ đào tạo nhân tài, thành công của Hầu Dật Phàm rất khó sao chép. Thiên tài xét đến cùng là rất hiếm, chỉ có thể gặp chứ rất khó tìm. Cho dù có thiên tài cũng chưa chắc được gặp Bá Nhạc, kỳ thủ như Hầu Dật Phàm được phát hiện từ nhỏ lại được huấn luyện viên nổi tiếng Diệp Giang Xuyên đào tạo trọng điểm, tạo mọi điều kiện thuận lợi để trưởng thành, là điều càng hiếm hơn. Nhưng, kinh nghiệm thành công của Nguyễn Lộ Phỉ là có thể mở rộng trên trình độ nhất định. Không phải kỳ thủ nào cũng có thể vừa học trường Thanh Hoa, lại vừa đoạt á quân thế giới, tuy nhiên cũng có kỳ thủ giành được thành tựu khá cao trong khi vẫn bảo đảm thời gian học tập nhất định. Nói cách khác, Nguyễn Lộ Phỉ là trường hợp thành công "kết hợp giữa thể thao và giáo dục" đáng được đề xướng.
Trên thực tế, đa số các nước và khu vực Âu-Mỹ đều áp dụng "mô hình Nguyễn Lộ Phỉ" để đào tạo vận động viên trong nhiều môn thể thao, tức là trong khi khai thác tiềm năng thể thao của vận động viên trẻ thì vẫn để họ tiếp tục theo học giáo dục cơ bản với bạn cùng lứa tuổi. Lý do rất đơn giản, tuyệt đại đa số vận động viên sống dựa vào năng khiếu thể thao khi còn trẻ. Một khi giải nghệ, nếu thiếu trình độ học vấn cơ bản thì sẽ rất khó hội nhập trở lại với xã hội.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |