![]() |
|
![]() |
![]() |
|
Em tên là Tu-shun-a-yi, tiếng Uây-ua là ngôn ngữ của chúng em, học tập tiếng Uây-ua đồng thời học Hán ngữ, trưởng thành sẽ có "Đất dụng võ". Sau này lớn lên em muốn mở một công ty, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Người vừa tự giới thiệu là bé gái Tu-shun-a-yi, người dân tộc Uây-ua, 11 tuổi, nhà em ở tại huyện Jia-shi địa khu Ka-shi miền nam Tân Cương, em có đôi mắt to long lanh tràn đầy tự tin. Em Tu-shun-a-yi là học sinh lớp 4 Trường tiểu học song ngữ Ka-shi Tân Cương, em nói tiếng phổ thông Trung Quốc lưu loát mà lại chuẩn. Việc phấn khởi nhất trong một năm của em là đi thành phố Thường Châu tỉnh Giang Tô --- Nơi bố mẹ em mở Cửa hàng ăn uống. Thường Châu có rất nhiều bạn thân dân tộc Hán, thông qua trò chuyện giao lưu, cùng chia sẻ niềm vui cuộc sống khác nhau của các em.
Khác với em Tu-shun-a-yi, anh Ai-shan-jiang-wa-yi-ti năm nay 38 tuổi không được học trường song ngữ. Khi anh đi học, Tân Cương chưa phổ cập giáo dục song ngữ, trường trung tiểu học giảng dạy 6 thứ tiếng như Uây-ua, Ca-dắc.v.v..., cho nên anh chỉ biết nói tiếng dân tộc mình, không biết nói tiếng phổ thông Trung Quốc.
Thập niên 90 thế kỷ 20, anh Ai-shan-jiang-wa-yi-ti sau khi tốt nghiệp Trường Nghệ thuật Ka-shi đã đến công tác tại Đoàn Văn công huyện Jia-shi, tài hoa biểu diễn múa xuất sắc khiến anh có dịp đi biểu diễn khắp nơi trong toàn quốc. Trong khi biểu diễn tại các nơi, anh đã nhận được những tràng vỗ tay nhiệt liệt của khán giả và sự khen ngợi của đồng nghiệp, nhưng đồng thời cũng có nỗi buồn phiền. Bởi vì anh chỉ biết nói tiếng Uây-ua, không biết nói tiếng phổ thông Trung Quốc, không thể nào giao lưu với khán giả, cũng không thể nào trao đổi sâu sắc hơn về nghệ thuật múa với các đồng nghiệp trong nước.
Sau khi về Tân Cương, anh bắt đầu chủ động học tiếng phổ thông Trung Quốc. Đồng thời, anh quyết định để cho con cái của mình vào học trường song ngữ. Anh nói, trong nhà đã trở thành trận địa ôn tập của các cháu, hàng ngày khi ăn cơm, cả nhà bốn người đều thử dùng tiếng phổ thông Trung Quốc giao lưu.
Con gái tôi học tại trường song ngữ, cháu học tương đối khá. Tôi cũng rất phấn khởi, cháu tham gia thi ca hát, thành tích rất tốt, tôi rất hài lòng. Nay con gái tôi là giáo viên của tôi, sau khi tan tầm, cháu mỗi ngày dạy tôi nói một câu.
Huyện Jia-shi nơi anh cư trú nằm ở miền nam Khu tự trị Uây-ua Tân Cương, hơn 90 % cư dân ở đây là dân tộc thiểu số, dân tộc Uây-ua chiếm đa số, tiếng Uây-ua sử dụng phổ biến trong cuộc sống. Theo sự phát triển của thời đại, giao thông tiện lợi, giao lưu với bên ngoài tăng lên, ngày càng nhiều người dân tộc Uây-ua như anh Ai-shan-jiang-wa-yi-ti ngoài tiếng mẹ đẻ ra còn có mong muốn thiết tha nắm thêm ngôn ngữ thông dụng khác như tiếng phổ thông Trung Quốc, để dễ dàng giao lưu với người nơi khác.
Để thỏa mãn nhu cầu của dân tộc thiểu số địa phương, năm 2004, toàn Khu tự trị Tân Cương đã phổ biến giáo dục song ngữ để ủng hộ giáo dục cơ sở địa phương.
Các bạn đang nghe học sinh thiểu học song ngữ Jia-shi đang tập đọc bài văn bằng tiếng phổ thông Trung Quốc. Trường tiểu học song ngữ Jia-shi Tân Cương thành lập năm 2007, học sinh dân tộc thiểu số chiếm trên 80 %, những học sinh này không những đến từ phố huyện Jia-shi, cũng bao gồm cả học sinh nông thôn xung quanh. Hiệu trưởng Thái Tú Mai cho biết, hiện nay giáo trình của nhà trường hoàn toàn sắp xếp biên soạn xoay quanh nhu cầu thực tế của học sinh.
Giáo trình nhà trường biên soạn vừa có bài giảng tiếng Uây-ua cũng có bài giảng tiếng phổ thông Trung Quốc. Đối với các em dân tộc thiểu số mà nói, tiếng mẹ đẻ của các em là tiếng Uây-ua, nên các em ở nhà có môi trường ngôn ngữ. Còn ở nhà trường, chúng tôi gây dựng cho các em môi trường tiếng phổ thông nhiều hơn, hiệu quả này rất tốt.
Giao lưu song ngữ không những được học sinh trong nhà trường hoan nghênh nhiệt liệt, bà con địa phương trong cuộc sống cũng thấy ngày một bức thiết có nhu cầu nắm "Song ngữ". Tìm việc làm, phát triển, giao lưu.v.v... bất kể là buôn bán hay là trao đổi ngắn gọn khi ngồi tắc-xi, trao đổi song ngữ đã ngày càng phổ biến. Đối với chính quyền địa phương mà nói, giáo dục song ngữ cũng không chỉ dừng ở giai đoạn giáo dục trong nhà trường, mà còn mở rộng khắp trong xã hội.
Bà Cao Tranh Vanh, Phó chủ tịch huyện Jia-shi nói, hiện nay huyện đã bước đầu hình thành hệ thống giáo dục song ngữ hoàn thiện và khoa học về mẫu giáo, tiểu học, trung học, kể cả giáo dục bổ túc người thành niên.
Mỗi thôn chúng tôi mở Trường học buổi tối cho nông dân, xã và thị trấn mở Trường học văn hóa khoa học kỹ thuật nông dân, cấp huyện chúng tôi có Trường Đảng. Những Hệ thống đào tạo này hết sức kiện toàn, chủ yếu phụ trách đào tạo tay nghề và bồi dưỡng Hán ngữ cho học sinh tốt nghiệp, nông dân và công nhân viên chức.
Học tập song ngữ không chỉ dành riêng cho dân tộc thiểu số học Hán ngữ, Nhân viên dân tộc Hán làm việc trong cơ quan chính quyền cũng cần thiết nắm vững song ngữ. Hiện nay, nhân tài vừa hiểu biết ngôn ngữ dân tộc vừa biết tiếng phổ thông Trung Quốc thông dụng đã trở thành tiêu chuẩn nhân viên công tác của các nơi bao gồm cả Jia-shi.v.v... Tân Cương. Đồng thời, cơ quan chính quyền cũng đang tiến hành chia nhiều đợt bồi dưỡng ngôn ngữ cho nhân viên công tác, sử dụng nhiều biện pháp, linh hoạt hữu hiệu.
Jia-shi nằm trên "Con đường tơ lụa" thời cổ, xưa nay trên "Con đường tơ lụa" này, thương nhân đi lại buôn bán tấp nập, sự giao lưu giữa nhiều nền văn hóa, nhiều dân tộc mật thiết sôi nổi. Jia-shi ngày nay vẫn tràn đầy sức quyến rũ, sự giao lưu giữa các khu vực, phát triển kinh tế, nghiên cứu và kế thừa văn hóa dân tộc không tách rời với sự hiểu biết và vận dụng nhiều loại ngôn ngữ.
Nhiều người Tân Cương, bất kể là dân tộc thiểu số hay là dân tộc Hán, họ ôm ấp tương lai tươi đẹp, nỗ lực học tập Hán ngữ, cũng học tập ngôn ngữ dân tộc thiểu số. Nhiều quần chúng dân tộc thiểu số địa phương cho rằng, học tập ngôn ngữ thông dụng như Hán ngữ.v.v... có lợi cho việc triển khai giao lưu kinh tế của các nơi trong toàn quốc, phát triển kinh tế địa phương và nâng cao đời sống cho nhân dân.
Giáo sư Trường đại học Dân Tộc Trung ương Trung Quốc Đằng Tinh nói, Trung Quốc là quốc gia nhiều dân tộc, nắm được nhiều ngôn ngữ dân tộc càng có lợi hơn cho việc đào tạo nhân tài xuất sắc.
Lớp trẻ dân tộc thiểu số thông qua học tập Hán ngữ, nâng cao trình độ tiếng phổ thông Trung Quốc, có thể hòa nhập một cách thỏa mái vào xã hội hiện đại, cùng chia sẻ thành quả của xã hội hiện đại, cùng hưởng quyền lợi và nghĩa vụ của xã hội hiện đại, tăng cường ý thức công dân. Ngoài ra, thông qua học tập ngôn ngữ văn hóa dân tộc thiểu số, giữ gìn được văn hóa truyền thống ưu tú của mình.
![]() |
![]() |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |