Đất hiếm là tên gọi chung của 17 nguyên tố trong Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Đất hiếm là nguyên liệu không thể thiếu được trong nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn, là vật liệu cơ sở quan trọng trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng v.v cũng như lĩnh vực quốc phòng, ngoài ra, đất hiếm còn đóng vai trò quan trọng đối với nông nghiệp, hóa chất, vật liệu xây dựng v.v, được coi là "vi-ta-min công nghiệp".
Hiện nay, trong 100 triệu tấn trữ lượng đất hiếm thăm dò trên toàn cầu, Trung Quốc chiếm 36%. Nhưng trong thời gian dài, Trung Quốc cung cấp đất hiếm đáp ứng hơn 90% nhu cầu trên thị trường toàn cầu.
Quá trình khai thác và tinh luyện đất hiếm gây phá hoại to lớn đối với môi trường. Để bảo vệ môi trường, những năm qua, Trung Quốc quy phạm lại trật tự khai thác đất hiếm theo luật pháp. Đây là nhằm bảo vệ môi trường sinh thái và tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm, đồng thời cũng nhằm thực hiện sử dụng lâu dài và hiệu quả tài nguyên đất hiếm.
Trong khi khai thác đất hiếm, cung cấp cho toàn cầu, Trung Quốc đã phải trả một giá đắt cho môi trường, ở một số khu vực bị ô nhiễm nghiêm trọng thậm chí dẫn đến nước uống của cư dân chứa hàm lượng Flo vượt quá tiêu chuẩn cho phép, còn có gia súc bị chết bởi vì ăn cỏ bị ô nhiễm.
Tiến sĩ Lỗ Hiểu Đông khoa Thương mại Quốc tế trường Đại học Trung Sơn nói:
"Chúng ta đã phải trả một giá đắt cho môi trường, quá trình tinh luyện và tách đất hiếm đã phá hoại nghiêm trọng môi trường. Vì vậy, đây là một nguyên nhân quan trọng khiến nhiều nước hạn chế khai thác đất hiếm."
Tháng 7 năm 2010, trong báo cáo về tình hình cung ứng nguyên tố đất hiếm trên toàn cầu, một nhà phân tích chính sách năng lượng Mỹ cho biết, năm 2009 Trung Quốc có 36 triệu tấn trữ lượng đất hiếm, chiếm 36% tổng trữ lượng trên thế giới, còn sản lượng đất hiếm của Trung Quốc là 120 nghìn tấn, chiếm 97% tổng sản lượng trên thế giới. Trong khi đó, sản lượng đất hiếm của các nước khác có trữ lượng đất hiếm lớn lại là không. Tiến sĩ khoa Thương mại Quốc tế trường Đại học Trung Sơn Lỗ Hiểu Đông cho rằng, quá trình hóa học tinh luyện đất hiếm gây ô nhiễm nặng, là một trong những nguyên nhân khiến các nước không muốn khai thác đất hiếm.
"Trong quá trình tách khỏi kim loại đất hiếm, nguyên liệu được dùng nhiều nhất là axit sunfuric. Trong quá trình sản xuất, nhiều chất axit phá hoại nghiêm trọng đất canh tác và khí quyển."
Chính vì xem xét đến việc bảo vệ môi trường, những năm qua Chính phủ Trung Quốc đã điều chỉnh giảm thiểu quy mô sản xuất và xuất khẩu đất hiếm, áp dụng nhiều biện pháp hạn chế cần thiết trong các khâu khai thác, sản xuất và thương mại đất hiếm.
Chính phủ Trung Quốc bày tỏ, quản lý và kiểm soát tài nguyên là thuộc chủ quyền của Trung Quốc, cũng phù hợp với quy định hữu quan của Tổ chức Thương mại Thế giới, không làm trái với cam kết của Trung Quốc đưa ra khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới. Hạn chế xuất khẩu những tài nguyên thiên nhiên quan trọng cũng là cách làm phổ biến của các nước.
Trước những chỉ trích và sức ép đến từ nước ngoài, bà Vương Thái Phượng, nguyên là quan chức vụ Công nghiệp nguyên vật liệu Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin cho biết, cơ quan bảo vệ môi trường của Trung Quốc sẽ áp dụng tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn đối với ngành đất hiếm, Bộ Tài nguyên Đất đai cũng sẽ chỉnh đốn khai thác nguồn quặng đất hiếm, vì vậy sản lượng đất hiếm của Trung Quốc sẽ giảm thiểu, nhưng dù là như vậy, đất hiếm của Trung Quốc vẫn đáp ứng được nhu cầu trên thị trường trong và ngoài nước. Bà nói:
"Chính phủ Trung Quốc điều chỉnh hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm, không phải nhằm giảm thiểu xuất khẩu, mà là vì trật tự khai thác đất hiếm trong nước hỗn loạn, Trung Quốc đã trả giá đắt cho tài nguyên và bảo vệ môi trường. Hiện nay Trung Quốc đang nằm trong giai đoạn ưu hóa và điều chỉnh, đưa ra nhiều tiêu chuẩn mới, nhiều doanh nghiệp không đạt tiêu chuẩn buộc phải ngừng sản xuất, như vậy, sản lượng chắc chắn sẽ giảm thiểu. Ngoài ra, trên thị trường trong nước cũng có nhiều nhu cầu về đất hiếm, cho nên lượng xuất khẩu phải giảm đôi chút, đây là chuyện bình thường. Nhưng mặc dù như vậy, đất hiếm của Trung Quốc vẫn đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước."
Trước đó, Người phát ngôn báo chí Bộ Thương mại Diêu Kiên từng bày tỏ, xây dựng trật tự kinh tế quốc tế đòi hỏi sự hợp tác toàn cầu. Trung Quốc sẽ không áp dụng biện pháp phong tỏa xuất khẩu đất hiếm, nhưng mong các nước khác có tài nguyên đất hiếm cũng tích cực khai thác và sử dụng tài nguyên đất hiếm trong nước, cùng gánh vác trách nhiệm cung cấp đất hiếm cho toàn cầu; đồng thời, Trung Quốc cũng sẵn sàng tăng cường hợp tác với các nước về mặt tìm kiếm tài nguyên thay thế đất hiếm và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất hiếm.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |