Bệnh lở mồm long móng là căn bệnh truyền nhiễm thường thấy, chủ yếu xảy ra ở trẻ sơ sinh, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và an toàn tính mạng của trẻ sơ sinh và trẻ em.
Bệnh lở mồm long móng là bệnh truyền nhiễm do vi-rút đường ruột gây nên, thường hay xảy ra đối với trẻ em dưới 5 tuổi, với các triệu chứng như sốt, phát ban và lở loét ở tay, chân, mồm v.v, một số người bệnh có thể xuất hiện biến chứng như viêm cơ tim, sưng phổi, viêm màng não do siêu vi ( vô khuẩn ) v.v. Hơn 20 loại vi-rút đường ruột có thể dẫn đến bệnh lở mồm long móng.
Bác sĩ Lương Liên Xuân cho biết, phần lớn người mắc bệnh lở mồm long móng với bệnh tình rất nhẹ, thời gian mắc bệnh ngắn, nói chung trong vòng một tuần là khỏi. Triệu chứng chủ yếu gồm sốt, phát ban ở tay, chân, mồm, mông v.v.
"Đặc điểm của bệnh lở mồm long móng là một số bệnh nhân phát ban trước nhưng không sốt, phần lớn bệnh nhân thì sốt trước rồi mới phát ban ở các bộ phận bàn tay, mu bàn tay, mu bàn chân, lòng bàn chân, mồm, mép, lưỡi và lợi, ít có trường hợp phát ban cả hai tay và hai chân. Thông thường bệnh nhân phát ban ngay trong hôm bị sốt hoặc sau hôm bị sốt. Lúc đầu chỉ phát ban thôi, chứ không nổi, sờ vào không có cảm giác, sau đó mới phát ban nổi, rồi hình thành nhọt mủ, nếu bị vỡ sẽ để lại vết sẹo".
Tin cho biết, thời kỳ tiềm ẩn của bệnh lở mồm long móng thường từ 3-7 ngày, nói chung sốt khoảng 38 độ C, một số bệnh nhân xuất hiện triệu chứng đường hô hấp bị viêm nhẹ ở thời kỳ đầu như: Ho, sổ mũi, buồn nôn v.v. Bác sĩ Lương Liên Xuân cho biết, bệnh lở mồm long móng có đủ các loại, từ không có triệu chứng, xuất hiện triệu chứng nhẹ, hoặc biến chứng nghiêm trọng thậm chí tử vong. Điều đáng chú ý là, một số trường hợp không xuất hiện triệu chứng điển hình, nhưng có thể xuất hiện các biến chứng như viêm cơ tim, viêm não, viêm màng não v.v, cho nên cần phải điều trị kịp thời, phát hiện sớm điều trị sớm.
"Rất ít trường hợp xuất hiện bệnh tình khá nghiêm trọng, điều này chắc liên quan tới tính dữ của chủng vi-rút và vi-rút, có một số người bệnh là do không chẩn đoán và điều trị kịp thời, bỏ lỡ thời cơ điều trị tốt nhất và khiến bệnh tình trở nên trầm trọng. Biến chứng của căn bệnh này là viêm não vi-rút, nhất là viêm thân não, gây tổn thương tới trung khu thần kinh, mà còn có thể dẫn đến thủy thũng phổi mang tính nguồn gốc mô thần kinh, nguyên nhân gây bệnh khá phức tạp, phát bệnh đột ngột, trong vòng một hai tiếng đồng hồ có thể dẫn đến thủy thũng, nếu bỏ lỡ thời cơ điều trị có thể đe dọa tới tính mạng ".
Bệnh lở mồm long móng phân bố rộng rãi, có thể phát bệnh trong cả bốn mùa, tỷ lệ phát bệnh vào mùa hè và mùa thu khá cao, mùa đông ít thấy. Bệnh lở mồm long móng chủ yếu lây nhiễm qua sự tiếp xúc mật thiết giữa con người, nguồn lây nhiễm đến từ người bệnh và những người bị lây nhiễm thời kỳ tiềm ẩn. Chất tiết từ cổ họng và nước bọt của người bệnh có thể lây nhiễm qua nước bọt bay trong không khí. Bàn tay, khăn mặt, khăn mùi xoa, cốc nước, đồ chơi, dụng cụ ăn uống, bình sữa, đồ dùng trên giường, quần áo lót v.v bị ô nhiễm bởi nước bọt, chất dịch mụn nhọt, nước tiểu và phân đều có thể lây nhiễm qua kênh tiếp xúc bình thường, bệnh lở mồm long móng cũng có thể lây nhiễm qua mồm. Những người mắc bệnh này chủ yếu là trẻ em độ tuổi trước khi đi học, trẻ sơ sinh dưới 3 tuổi với tỷ lệ phát bệnh cao nhất, tỷ lệ phát bệnh của trẻ em trong vòng 4 tuổi chiếm từ 85% đến 95%.
Điều trị bệnh lở mồm long móng hiện nay dựa theo nguyên tắc xử lý một cách cụ thể là chính. Trong thời gian mắc bệnh, cần phải tăng cường chăm sóc trẻ em mắc bệnh, giữ vệ sinh mồm miệng, tốt nhất dùng thực phẩm thể lỏng và bán thể lỏng. Bác sĩ Lương Liên Xuân nói, hiện nay chưa có vắc-xin và thuốc đặc trị phòng chống bệnh lở mồm long móng, cho nên dự phòng là điều hết sức quan trọng.
"Trước hết, giữ gìn vệ sinh cá nhân rất quan trọng, phải thường xuyên rửa tay, duy trì lối sống tốt đẹp, cung cấp đủ chất dinh dưỡng nhằm đảm bảo sức khỏe và tăng cường sức đề kháng. Rửa tay bằng nước sạch cũng đạt hiệu quả khá tốt. Hai là, một khi phát hiện người bệnh thì phải áp dụng biện pháp cách ly".
Được biết, nếu muốn ngăn chặn bệnh lở mồm long móng lây lan thì phải áp dụng nhiều biện pháp, ví dụ như trường mẫu giáo cần phải kiểm tra sức khỏe của trẻ vào buổi sáng, phát hiện trẻ bị nghi lây nhiễm bệnh lở mồm long móng, thì phải cách ly kịp thời; đồ dụng hàng ngày và đồ dùng ăn uống cần phải khử trùng, dùng chất tẩy rửa nồng độ 3% ngâm nước tiểu và phân của trẻ mắc bệnh, đưa quần áo ra phơi nắng, mở cửa sổ thông gió; trường hợp bệnh lở mồm long móng đang tràn lan, cần phải bảo vệ tốt môi trường, giữ gìn vệ sinh thực phẩm và cá nhân, rửa tay trước khi ăn cơm và sau khi đi tiểu và đại tiện nhằm đề phòng bệnh lây nhiễm qua mồm; phụ huynh tốt nhất không đưa trẻ đến các công sở, giảm thiểu cơ hội bị lây nhiễm; coi trọng dinh dưỡng và nghỉ ngơi của trẻ sơ sinh, không phơi nắng gay gắt để tránh bị mệt và giảm sức đề kháng v.v.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |