Thưa quý vị và các bạn, quý 2, quý 3 năm 2010, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc liên tiếp 2 lần vượt Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới, chỉ đứng sau Mỹ. Đây là một sự kiện quan trọng trên trường quốc tế vào năm 2010. Các nước trên thế giới nhìn nhận sự kiện này với tâm trạng khác nhau: có nước khẳng định, có nước khen ngợi, có nước hâm mộ, có nước ghen tỵ, có nước lo sợ. Còn có nước mượn cớ này thổi phồng Trung Quốc, cho rằng Trung Quốc đã là cường quốc trên thế giới, phải gánh vác trách nhiệm quốc tế nhiều hơn. Nhưng, đối với con số và thành tựu khiến người ta choáng ngợp này, người Trung Quốc có nhận thức tỉnh táo. (tiếng động)
"Điều tôi mong muốn hơn là GDP bình quân đầu người của Trung Quốc vươn lên vị trí thứ hai trên thế giới, mức đảm bảo an sinh xã hội vươn lên thứ hai trên thế giới."
"Mức sống của nhân dân Trung Quốc còn kém xa so với Nhật Bản, muốn trở thành nước mạnh thứ hai trên thế giới, chúng ta còn phải đi một chặng đường gian khổ và lâu dài."
Do thực thi chính sách cải cách mở cửa, từ năm 1978 đến năm 2009, kinh tế Trung Quốc thực hiện tốc độ tăng trưởng bình quân trên 9%/năm. Năm 2009, tổng lượng kinh tế của Trung Quốc vượt quá 4900 tỷ đô-la Mỹ. Nhưng, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc vẫn xếp ở vị trí khoảng 100 trên thế giới, mức sống của người dân Trung Quốc vẫn kém xa so với các nước phát triển.
Theo số liệu do Quỹ Tiền tệ Quốc tế công bố, năm 2009, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc là hơn 3800 đô-la Mỹ, chỉ tương đương 1/10 GDP bình quân đầu người của Nhật Bản. Trong khi các phương tiện truyền thông nước ngoài liên tiếp thán phục trước hiện tượng du khách Trung Quốc đua nhau mua hàng xa xỉ, con số thống kê mới nhất của Bộ Thương mại Trung Quốc cho thấy, Trung Quốc vẫn còn 150 triệu người sống dưới mức nghèo khổ, chưa đạt tiêu chuẩn thu nhập 1 đô-la Mỹ/ngày của Liên Hợp Quốc. Còn hệ số Gini—đơn vị đo lường độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của Trung Quốc đã lên tới 0,47, vượt quá nhiều so với mức cảnh báo quốc tế.
Trước điều này, Chính phủ Trung Quốc cũng có sự nhận thức tỉnh táo. Thủ tướng Ôn Gia Bảo nói:
"Từ khi xác định phát triển theo hướng hiện đại hóa đến nay, Trung Quốc vẫn tồn tại cả hiện tượng hiện đại lẫn lạc hậu, tồn tại cả mâu thuẫn mới lẫn mâu thuẫn cũ, đứng trước rất nhiều thách thức chưa từng có. Trung Quốc vẫn nằm trong giai đoạn đầu xã hội chủ nghĩa, vẫn là nước đang phát triển."
Trong thời gian dài, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc quá phụ thuộc vào sức lôi kéo của xuất khẩu và đầu tư, Trung Quốc vẫn yếu kém về sáng tạo đổi mới công nghệ và quản lý thị trường. Một ví dụ nhiều người đều biết là, Trung Quốc phải xuất khẩu 500 triệu chiếc áo sơ-mi mới đủ mua một chiếc máy bay Boeing. Ông Diêu Thụ Khiết, Giáo sư Kinh tế học, Giám đốc Học viện Trung Quốc học Đương đại trường Đại học Nô-ting-ham Anh cho rằng, những năm qua, sự tăng trưởng GDP của Trung Quốc quá phụ thuộc vào tiêu hao năng lượng và nguyên vật liệu.
"Tình hình tăng trưởng GDP của Trung Quốc quá phụ thuộc vào năng lượng và nguyên vật liệu, nếu mong GDP tăng gấp đôi, thì không thể phát triển theo hình thức hiện nay. Trước tiên, năng lượng và nguyên vật liệu không còn nhiều nữa, Trung Quốc không có tiềm năng sản xuất nguyên vật liệu và năng lượng như thế này. Trong tương lai, Trung Quốc cần phải từng bước giảm thiểu lượng nhu cầu đối với năng lượng và nguyên vật liệu, cần phải chuyển đổi phương thức tăng trưởng kinh tế."
Trong Quy hoạch phát triển 5 năm lần thứ 12, Trung Quốc đề xuất, trong 5 năm tới, Trung Quốc mong thực hiện mục tiêu tăng trưởng GDP từ 7% đến 7,5%, Chính phủ sẽ coi trọng hơn nữa nâng cao chất lượng kinh tế. Đồng thời, Chính phủ Trung Quốc còn lần đầu tiên đề xuất, kinh tế thực hiện "tăng trưởng mang tính bao dung". Giáo sư Diêu Thụ Khiết chỉ rõ, điều này có nghĩa là, Trung Quốc sẽ áp dụng chính sách mới về mặt phân phối và tái phân phối kinh tế quốc dân. Giáo sư nói:
"Tăng trưởng kinh tế không phải chỉ nhằm mang lại lợi ích cho người giàu có và số ít người, mà là cho toàn bộ người dân. Làm thế nào để nâng cao tốc độ tăng thu nhập của người có mức thu vừa và thấp, khiến tốc độ này nhanh hơn tốc độ tăng thu nhập của người thu nhập cao, thay đổi tình hình phân hóa lưỡng cực về thu nhập, đây là một thách thức lớn cần phải giải quyết."
Nhân sĩ phân tích chỉ rõ, trình độ phát triển của Trung Quốc hiện nay thực ra chỉ bằng Nhật Bản ở thập niên 60 của thế kỷ 20. So với tình hình Nhật Bản lúc đó nâng cao tính công bằng về phân phối của cải xã hội ở mức lớn và xây dựng chế độ đảm bảo an sinh xã hội hoàn thiện, Trung Quốc hiện nay đứng trước vấn đề phân hóa nghiêm trọng giữa người giàu và người nghèo, công việc xây dựng hệ thống đảm bảo an sinh xã hội còn nằm trong giai đoạn ban đầu. Trước việc này, bà Trương Mạt Nam, phó nghiên cứu viên phòng dự báo kinh tế Trung tâm Thông tin Quốc gia Trung Quốc nói:
"Tình hình này đã quyết định việc tại sao chúng ta phải điều chỉnh lại phân phối của cải quốc dân trong thời kỳ Quy hoạch 5 năm lần thứ 12. Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 trên toàn cầu, chúng ta phải chuyển đổi từ nước giàu đến dân giàu nước mạnh, từ quan tâm tăng trưởng của cải đến quan tâm phân phối của cải. Chúng ta phải suy nghĩ làm thế nào sử dụng dự trữ ngoại tệ to lớn và tổng lượng kinh tế quốc dân khổng lồ để mang lại lợi ích thực sự cho người dân, tạo không gian làm giàu nhiều hơn cho người dân."
Mục đích cuối cùng phát triển kinh tế là nhằm nâng cao mức sống nhân dân, nâng cao chỉ số hạnh phúc của dân chúng. Nhiều dấu hiệu cho thấy, Trung Quốc hiện nay vẫn là "nước đang phát triển lớn nhất trên thế giới". Tuy rằng tổng lượng kinh tế của Trung Quốc đã đứng ở vị trí thứ 2 trên thế giới, nhưng con đường phía trước của Trung Quốc không phải là thuận buồm xuôi gió.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |