• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Thể nghiệm nền văn hóa phong tục tập quán dân tộc mang đặc sắc Lĩnh Nam Trung Quốc trong thời gian Á vận hội

    2010-12-15 15:09:54     cri

    Nghe Online

    Á vận hội Quảng Châu năm 2010 để cho quý khách nước ngoài thể nghiệm niềm vui của tinh thần Ô-lim-pic tại thành phố cổ nghìn năm Quảng Châu này, đồng thời cũng cảm nhận vẻ quyến rũ của nền văn hóa Lĩnh Nam Trung Quốc.

    Một bé gái mới 4 tuổi, ăn mặc hóa trang như "Thần Điêu đại hiệp", tuy nét mặt búng ra sữa, nhưng lộn một vòng cao 4 mét chân đứng vững vàng, vẫn thong thả vừa lắc lư chỏm lông trên chóp mũ, vừa vẫy tay chào khán giả, đây là tác phẩm nổi tiếng "Sa Loan Phiêu sắc". Trong thời gian Á vận hội, Trung tâm Văn hóa thị trấn Sa Loan quận Phiên Ngung thành phố Quảng Châu đã tổ chức liên tục 9 buổi biểu diễn "Sa Loan Phiêu sắc", thu hút quí khách trong nước và nước ngoài đến xem.

    "Sa Loan phiêu sắc" là nghệ thuật dân gian của thị trấn cổ Sa Loan lưu truyền từ cuối đời nhà Minh đầu đời nhà Thanh đến nay, đã có lịch sử hơn hai trăm năm, được tôn vinh là tác phẩm xuất sắc của nghệ thuật dân gian miền Nam Trung Quốc. "Phiêu sắc" thường biểu diễn xếp hàng di động với sân khấu lập thể, dài khoảng 1,5 mét, rộng nửa mét, sân khấu nhỏ do 2 – 3 em bé hóa trang thành nhân vật hý kịch, tạo hình nhân vật lộn vòng lên sân khấu gọi là "Phiêu", tạo hình nhân vật ngồi thẳng trên sân khấu gọi là "Bình", "Bình" và "Phiêu" đều sắp xếp trên một mặt ván được đỡ khéo léo bằng một cành cây dài khoảng 10 cm, tạo thành một bức tranh sinh động, thể hiện một cảnh trong hý kịch.

    Em bé biểu diễn "Phiêu sắc" nhỏ chỉ khoảng 3-4 tuổi, lớn cũng chỉ 7-8 tuổi. Lựa chọn diễn viên là nhân tố quan trọng quyết định "Phiêu sắc" biểu diễn có thành công hay không, ông Lê Hán Minh, nghệ nhân "Phiêu sắc" Trung tâm Văn hóa thị trấn Sa Loan quận Phiên Ngung thành phố Quảng Châu giới thiệu tiêu chuẩn tuyển chọn diễn viên tí hon.

    Diễn viên tí hon đòi hỏi chân tay tương đối dài, nếu không thì đứng hoặc ngồi đều không đẹp mắt, còn phải xem ngoại hình của cháu bé, quan trọng nhất là đôi mắt, mắt không to thì không phù hợp tiêu chuẩn.

    Ông Lê Hán Minh cho biết, trước kia những cháu bé được tham gia biểu diễn "Phiêu sắc" đều là con cháu người có tiền, mà đa số là trẻ sơ sinh khoảng 10 tháng tuổi. Phong tục địa phương cho rằng, cháu bé sắm vai này sẽ "Chóng lớn, thông minh lanh lợi", vì thế mà nhiều phụ huynh đều mong con cái mình được tham gia sắm vai này.

    Vai "Phiêu sắc" của các cháu chỉ tạo hình ra mắt, chứ không ca múa, khi biểu diễn diễu hành thì có bốn người khiêng, người xếp hàng dương cao biển, cờ xí, lọng vàng, muôn màu rực rỡ, còn có bộ chiêng trống khua gõ nhộn nhịp, xếp thành một hàng dài, hết sức náo nhiệt.

    Trong triển lãm văn hóa nghệ thuật đô thị của Á vận hội Quảng Châu, nghệ thuật xiếc cũng là bông hoa đặc sắc của nền văn hóa Lĩnh Nam Quảng Châu. Xiếc là một bộ phận của nghệ thuật Trung Quốc, đã có lịch sử hơn 2000 năm tại Trung Quốc. Hơn nữa, xiếc Quảng Đông có đặc sắc văn hóa Lĩnh Nam, bắt đầu từ đời nhà Tống đã từ vùng Trung nguyên và miền Giang nam truyền vào Quảng Châu, đến đời nhà Minh và nhà Thanh thì càng phồn thịnh. Thập niên 80 thế kỷ 20, Nghệ thuật xiếc của thành phố Quảng Châu phát triển phồn thịnh nhất. Đoàn xiếc Quảng Châu thành lập năm 1959, kế thừa và phát triển nghệ thuật xiếc truyền thống Trung Quốc, đồng thời không ngừng sáng tạo và cải cách, hình thành phong cách nghệ thuật biểu diễn hiện đại Lĩnh Nam độc đáo. Đoàn Xiếc Quảng Châu đã lần lượt giành được hơn 100 giải thưởng trong các cuộc thi lớn trong nước và quốc tế.

    Để tuyên truyền tốt hơn văn hóa và nghệ thuật xiếc của tỉnh Quảng Đông, Đoàn xiếc Quảng Châu đã dàn dựng một Chương trình chọn lọc xiếc thanh thiếu niên, biểu diễn định kỳ trong thời gian Á vận hội Quảng Châu, ra mắt với các bạn trong nước và nước ngoài nghệ thuật tuyệt vời mang đặc sắc văn hóa Quảng Châu Lĩnh Nam.

    Trong thời gian biểu diễn 20 phút ngắn ngủi, một tốp bạn tí hon lanh lợi đã khiến khán giả không ngớt kinh ngạc. Trăm hoa đua nở, chim chóc bay lượn, các diễn viên bằng động tác múa và ngôn ngữ hình thể của mình, biểu hiện vẻ mềm mại dịu dàng và sự biến đổi tinh tế của xiếc. Những diễn viên tí hon này đến từ các nơi trong toàn quốc, em nhỏ nhất chưa đến 10 tuổi, lớn nhất cũng chỉ mới 17 tuổi. Trưởng Đoàn xiếc Quảng Châu Tào Kiến Bình hết sức tự hào mỗi lần nhắc đến những diễn viên tí hon này, trong con mắt của Trưởng đoàn Bình thì các em là xuất sắc nhất, là những ngôi sao của nghệ thuật xiếc trong tương lai.

    Những ngôi sao xiếc trẻ tương lai này đến từ các nơi trong toàn quốc, họ rất yêu thích xiếc. Các em ở đây học tập văn hóa, học tập chuyên ngành xiếc, còn học múa và biểu diễn, các em trưởng thành tại nơi đây. Quá trình này căn cứ lứa tuổi khác nhau, có 3 năm, có 6 năm, có em học từ sơ trung đến cao trung, có em học từ tiểu học đến sơ trung. Hiện nay những diễn viên này đều được đào tạo chuyên ngành 2-3 năm hoặc 3-5 năm.

    Hiện nay, Đoàn Xiếc Quảng Châu không những là Đoàn Xiếc chuyên nghiệp, mà còn là Trường kỷ thuật Xiếc. Ngoài bồi dưỡng diễn viên xiếc trẻ xuất sắc ra, Đoàn còn thương xuyên tổ chức hoạt động giao lưu với học viện và đoàn xiếc nước ngoài, mở lớp đào tạo ngắn hạn cho học viên nước ngoài.

    Có một số học viên các tỉnh hoặc nước ngoài đến đào tạo, ví dụ như giao lưu hữu nghị giữa Học viện và Đoàn nghệ thuật, có học viên xiếc Ôxtrâylia, học viên xiếc Kê-ni-a đến đây học tập và giao lưu. Mong sau này có càng nhiều thanh thiếu niên rèn luyện thân thể và học tập môn xiếc.

    Mấy năm qua, Đoàn Xiếc Quảng Châu không ngừng ra mắt những tiết mục mới, sáng tác nhiều vở kịch chọn lọc. Kịch xiếc qui mô lớn "Tây Du ký" đã giành được giải nhất Trong Đêm liên hoan mang chủ đề ca múa và xiếc xuất sắc toàn quốc năm 2006 "Giải Văn Hoa" lần thứ 12 Bộ Văn hóa Trung Quốc, đã được khán giả trong nước và nước ngoài nhiệt liệt hoan nghênh.

    Sa Loan Phiêu Sắc, Xiếc Quảng Đông không những thể hiện vẻ quyến rũ của Nền văn hóa phong tục tập quán mang đặc sắc Lĩnh Nam, đồng thời cũng để cho bạn bè các nơi trên thế giới hiểu biết về Quảng Châu, tiếp tục thể nghiệm nét độc đáo và bề dày của nền văn hóa Trung Quốc.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>