Sau khi giành được thành tích 51 tấm huy chương vàng, đứng nhất bảng huy chương vàng Thế vận hội Bắc Kinh, Đoàn thể thao Trung Quốc lại giành được 199 tấm huy chương vàng, 119 tấm huy chương bạc, 98 tấm huy chương đồng tại Á vận hội Quảng Châu, lần thứ 8 liên tục đứng đầu bảng tổng sắp huy chương vàng và bảng tổng sắp huy chương tiếp sau Á vận hội Bắc Kinh năm 1990. Song đối với giới thể thao Trung Quốc, thành tích giành được tại Á vận hội đương nhiên là điều vui mừng, nhưng mục tiêu quan trọng hơn là Thế vận hội Luân Đôn năm 2012.
Sau Thế vận hội năm 2000, để nâng cao trình độ thi đấu của các môn cơ sở như điền kinh, bơi lội, thể thao trên nước, Tổng cục Thể dục-thể thao nhà nước Trung Quốc đã đề ra kế hoạch "Chương trình 119". Huy chương vàng của ba môn điền kinh, bơi lội và thể thao trên nước (đua thuyền, ca-nô/ca-i-ắc, thuyền buồm) lần lượt là 46 tấm, 32 tấm và 41 tấm, tổng số huy chương vàng của ba môn này là 119 tấm. Tại Thế vận hội Bắc Kinh, tỉ lệ huy chương của các môn này trong 51 tấm huy chương vàng mà Trung Quốc giành được vẫn rất nhỏ. Tại Á vận hội lần này, biểu hiện của các môn này có tăng thêm niềm tin cho họ tại Thế vận hội Luân Đôn không?
Vận động viên chạy 110 mét vượt rào nam Lưu Tường là ngôi sao thể thao có sức lôi cuốn nhất Trung Quốc. Tại Á vận hội lần này, anh đã thoát khỏi đáy vực, giành được huy chương vàng và phá kỷ lục châu Á. Hướng tới Thế vận Luân Đôn, Lưu Tường nói:
"Năm nay là năm chuẩn bị cho Giải vô địch thế giới sang năm và Thế vận hội năm 2012. Tôi đã tham gia thi đấu nhiều, tình huống nào cũng đã trải qua. Tôi không sợ bất kỳ cuộc thi đấu nào, thi đấu giúp tôi có thêm niềm tin, có thêm sức mạnh."
Đội bơi Trung Quốc có biểu hiện xuất sắc tại Quảng Châu, đã vượt qua Nhật, nước bơi mạnh số 1 châu Á với thành tích 24 tấm huy chương vàng, nội dung bơi tự do 1500 mét nam đã lập thành tích tốt nhất thế giới năm nay. Huấn luyện viên trưởng Yêu Chính Kiệt nói, biểu hiện tại Á vận hội khiến họ có niềm tin sẽ vượt Thế vận hội Bắc Kinh tại Thế vận hội Luân Đôn:
"Mục tiêu chính của đội bơi lội là mong vượt Thế vận hội Bắc Kinh tại Thế vận hội Luân Đôn, tức là giành một đến hai tấm huy chương vàng, hơn nữa chúng tôi rất mong giành được huy chương vàng tại nội dung nam."
Vô địch thế giới nội dung bơi tự do nam đầu tiên của đội bơi lội Trung Quốc Trương Lâm có biểu hiện bình thường tại Á vận hội Quảng Châu, chưa giành được chức vô địch nội dung cá nhân. Nhưng anh nhấn mạnh, mình chưa để mất niềm tin, nhất định sẽ giành được thành tích tốt tại Luân Đôn.
Tại Á vận hội lần này, các môn ưu thế của Trung Quốc vẫn rất mạnh. Bóng bàn và nhảy cầu đều giành hết chức vô địch, cầu lông giành 5 trong 7 tấm huy chương vàng, thể dục dụng cụ cũng giành 13 trong 14 tấm huy chương vàng. Trưởng đoàn thể thao Trung Quốc Đoàn Thế Kiệt cho rằng, điều này chứng tỏ các môn này đã cơ bản hoàn thành việc chuyển đổi giữa lớp vận động viên lớn tuổi và những gương mặt mới, có thể để gương mặt mới đi thi đấu tại Thế vận hội.
"Trong 199 tấm huy chương vàng của Đoàn thể thao Trung Quốc, có 127 tấm là do vận động viên trẻ lần đầu tiên tham dự giải thể thao tổng hợp giành được. Tham dự Á vận hội khiến họ được rèn luyện, tích luỹ kinh nghiệm, tăng cường niềm tin."
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |