Theo Sở Nguồn nhân lực và Bảo đảm xã hội Tân Cương, trong 3 năm từ năm 2008 đến nay, quy mô chuyển dịch và tạo việc làm ở Tân Cương tăng 650 nghìn lượt người/năm. Ba quý đầu năm nay đã thực hiện chuyển dịch và tạo việc làm cho 1 triệu 760 nghìn lượt người, thu nhập thực tế đạt 5 tỷ Nhân dân tệ, thu nhập bình quân đầu người tăng 416 Nhân dân tệ.
Nhằm thực hiện mục tiêu "chuyển dịch có tổ chức, tìm việc làm bằng tay nghề và phục vụ tìm việc làm", cơ quan quản lý lao động và bảo đảm xã hội các cấp ở Tân Cương đã tổ chức các lớp tập huấn tay nghề miễn phí cho lao động dôi dư nông thôn. Từ năm 2008, kinh phí trợ cấp cho các lớp tập huấn tay nghề phục vụ cho việc chuyển dịch và tạo việc làm cho nông nghiệp từ Khu tự trị đến châu, thành phố và huyện của Tân Cương lên tới 305 triệu Nhân dân tệ, kinh phí trợ cấp cho giới thiệu việc làm là hơn 26 triệu 860 nghìn Nhân dân tệ, kinh phí trợ cấp cho kiểm tra tay nghề là hơn 26 triệu Nhân dân tệ và tiền thưởng cho việc chuyển dịch và tạo việc làm là 27 triệu 570 nghìn Nhân dân tệ.
Phó Giám đốc Sở Nguồn nhân lực và Bảo đảm xã hội Khu tự trị Uây-ua Tân Cương Tiêu Minh cho biết, "Đảm bảo nguồn kinh phí dồi dào đã thúc đẩy việc triển khai công tác chuyển dịch và tạo việc làm cho lao động dôi dư nông thôn." Ông Tiêu Minh cho biết, tại khu vực miền nam Tân Cương – nơi tập trung chuyển dịch nhiều lao động nông thôn, tài nguyên đất canh tác ít, dân số nông thôn tăng, lao động dôi dư tăng lên theo từng năm, "đi làm công ở bên ngoài" đã trở thành con đường làm giàu cho nông dân mà chính quyền địa phương tích cực hướng dẫn và tổ chức một cách có trật tự, việc chuyển dịch lao động đã mang lại lợi ích kinh tế thiết thực cho nông dân Tân Cương.
Phóng viên từ xã Nha Oa, huyện Mạc Ngọc được biết, từ năm 1996, xã này đã có đợt nông dân làm công đầu tiên đến các tỉnh làm việc. Họ đã dựa vào tay nghề cao của mình để làm giàu ở các tỉnh, nhiều người đã trở thành người quản lý chuyển dịch lao động với thu nhập hàng triệu Nhân dân tệ/năm.
Ông A-bu-lai-đi là một điển hình trong số các hộ lớn chuyên làm về chuyển dịch lao động của xã Nha Oa. Từ thập niêm 90 của thế kỷ trước, ông đã bắt đầu dẫn dắt bà con đến các tỉnh làm công, hiện nay, hàng năm có đến gần 800 người theo ông ra ngoài làm ăn. Ông không những đã xây nhà mới đàng hoàng tại quê nhà, mua đủ các loại đồ điện gia dụng, mà còn dùng tiền kiến được hỗ trợ quê hương phát triển. Đầu năm nay, ông đầu tư hơn 200 nghìn Nhân dân tệ mua 2 chiếc xe buýt, chuyên dùng để đưa đón miễn phí học sinh trung học và tiểu học trong xã.
Số liệu của Sở Nguồn nhân lực và Bảo đảm xã hội Tân Cương cho thấy, lợi ích do chuyển dịch lao động mang lại chiếm tới 39% thu nhập bình quân của người nông dân Tân Cương, một số nơi con số này thậm chí lên tới gần 50%, hiệu quả kinh tế nổi bật. Nông dân Trô-sun chuyên kinh doanh các loại hoa quả khô ở tỉnh ngoài cho biết, "chuyển dịch lao động không những tạo điều kiện cho nông dân kiếm được nhiều tiền, mà còn giúp họ mở rộng kiến thức, mở rộng tầm nhìn. Sau hơn 10 năm làm ăn kinh doanh ở bên ngoài, tôi đã có sự nhìn nhận trực quan hơn đối với sự phát triển và thay đổi của đất nước."
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |