Trong suốt cả cuộc đời của con người chúng ta, thời gian ngủ chiếm khoảng 1/3, ngủ ngon hay không là điều hết sức quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta. Thế nhưng do rất nhiều nguyên nhân, rất nhiều người đều bị ám ảnh bởi chứng mất ngủ.
Mất ngủ là chướng ngại ngủ thường thấy, là chỉ các triệu chứng thiếu ngủ, khó ngủ, thức sớm do các nguyên nhân gây nên, kèm theo những biểu hiện như người mệt, chóng đầu hoa mắt, đau đầu, ù tai, tim đập nhanh, hơi thở ngắn, trí nhớ kém, hiệu suất làm việc giảm xuống v.v. Chuyên gia y học nghiên cứu giấc ngủ, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung Y Quảng An Môn Uông Vệ Đông cho biết, mất ngủ trong thời gian dài sẽ dẫn đến chứng bệnh ở hệ thống tim mạch và hệ thống tiêu hóa, nếu trường hợp nghiêm trọng thậm chí dẫn đến các căn bệnh như bệnh tâm thần, chứng trầm cảm, lo âu, rối loạn chức năng thần kinh thực vật v.v.
"Ngủ chiếm 1/3 thời gian cả cuộc đời, ngủ tốt hay không chắc chắn có sự ảnh hưởng rất lớn đối với sinh lý và tâm lý của con người. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khoảng bảy tám chục căn bệnh liên quan chặt chẽ tới giấc ngủ, trong đó kể cả bệnh tim".
Tin cho biết, nhân tố dẫn đến mất ngủ rất nhiều, có người mất ngủ là do cơm tối ăn quá nhiều hoặc do uống thuốc; có người mất ngủ là do thói quen không tốt gây nên, ví dụ như trước khi đi ngủ hút thuốc lá thái quá, uống trà đặc, hoạt động dữ dội, hay là nói chuyện nhiều dẫn đến quá hưng phấn v.v. Nhân tố tâm lý là nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn ̣đến mất ngủ, mừng quá, buồn quá, lo âu, hoảng sợ đều có thể dẫn đến mất ngủ. Chuyên gia Uông Vệ Đông cho biết, thỉnh thoảng có một vài lần ngủ không tốt bởi tinh thần và công việc căng thẳng gây nên, nói chung không cần khám bác sĩ. Sau khi làm dịu tinh thần và công việc thì chướng ngại ngủ nghê sẽ được làm dịu hoặc loại bỏ. Song nếu mất ngủ trong thời gian kéo dài trên hai tuần, thì cần phải đi khám bác sĩ.
" Trong trường hợp ngày mai có công việc quan trọng có người sẽ mất ngủ, đáng lẽ trường hợp mất ngủ như vậy đã qua thì thôi, nhưng nỗi đau khổ do mất ngủ gây nên đã để lại ấn tượng sâu sắc cho người đương sự, nếu lần sau gặp phải trường hợp như vậy sẽ rất lo, nằm trên giường cứ lo, liệu tối nay có ngủ được hay không, đây chính là chướng ngại tâm lý".
Mất ngủ do tác nhân tâm lý đơn thuần gây nên được gọi là mất ngủ đơn thuần, cũng gọi là mất ngủ nguyên phát. Bên cạnh đó, còn rất nhiều trường hợp mất ngủ là do chứng trầm cảm gây nên, mất ngủ chỉ là một trong những hiện tượng của chứng trầm cảm mà thôi, cho nên cũng gọi là mất ngủ trầm cảm. Thông thường mất ngủ và trầm cảm xuất hiện song song, mất ngủ trong thời gian dài sẽ dẫn đến trầm cảm, chứng trầm cảm cũng có thể gây nên mất ngủ. Đối với bác sĩ, chỉ có phân biệt rõ chứng mất ngủ nguyên phát với mất ngủ mang tính trầm cảm mới có thể chữa trị hữu hiệu.
Nhiều người cho biết, tối đi ngủ hay nằm mơ, ngủ không ngon. Chuyên gia Uông Vệ Đông nêu rõ, nếu coi "nằm mơ là bệnh " thì đó là sự hiểu lầm. Trên thực tế con người chúng ta nếu không nằm mơ là không bình thường, hầu như đêm nào cũng nằm mơ, chẳng qua là có người không nhớ ra mà thôi. Nằm mơ bổ ích cho bộ não của chúng ta.
"Thời gian ngủ chia làm thời kỳ nằm mơ và không nằm mơ. Nói chung có 1/4 thời gian nằm mơ. Có người cho rằng, nằm mơ nhiều khiến chất lượng ngủ không tốt, đó là cảm giác đã thức tỉnh sau cơn mơ, trên thực tế nằm mơ cũng là biểu hiện ngủ. Nằm mơ bình thường không phải là điều không tốt, mà có lợi cho sự phát triển và duy trì sức sống của bộ não".
Chuyên gia Uông Vệ Đông nêu rõ, thời gian ngủ cần thiết cho mỗi người một khác, không nên bắt buộc mình ngủ đủ bao nhiêu tiếng. Nếu ngủ theo thời gian quy định của bác sĩ rất có thể xảy ra vấn đề, càng ngủ không đủ càng đau khổ. Vì vậy nên xác định thời gian ngủ thích hợp như thế nào? Miễn là sau khi tỉnh dậy cảm thấy tinh thần dồi dào, sảng khoái là được, chứ đừng tính thời gian ngủ một cách giáo điều rập khuôn.
Nhiều người cho rằng, đêm qua ngủ không ngon, sáng sớm nên nằm lỳ một chút, hoặc ban ngày ngủ bù một giấc. Đây không phải là phương pháp khoa học. Chuyên gia nhắc nhở rằng, cho dù đêm qua ngủ không tốt, ban ngày cũng nên làm việc bình thường, đến tối mới đi ngủ. Bằng không ban ngày đã ngủ giấc thì tối đến lại mất ngủ. Như vậy sẽ hình thành vòng tuần hoàn ác tính, thực sự dẫn đến vấn đề mất ngủ.
Chuyên gia kiến nghị, trường hợp mất ngủ trên hai tuần liền, xuất hiện triệu chứng khó ngủ nên đi khám bác sĩ, trong khi đó cũng có thể áp dụng một số biện pháp tự điều chỉnh:
"Ví dụ như nghe nhạc nhẹ, tập khí công nhẹ để làm thư giãn tinh thần, tập Y-ô-ga, hoặc điều trị bằng Trung Dược, châm cứu, tự xoa bóp, tập Thái cực quyền v.v, những biện pháp đó đều có lợi cho loại bỏ lo âu, trị mất ngủ".
Chuyên gia Uông Vệ Đông nói, thực ra mất ngủ không có gì đáng sợ, nhưng sợ mất ngủ còn đáng sợ hơn mất ngủ, bản thân gửi gắm hy vọng quá cao về giấc ngủ đã là vấn đề tâm lý, bởi vì càng lo càng không ngủ được, bản thân người mất ngủ cần phải cố gắng tăng thêm niềm tin đối với giấc ngủ, tạo phản xạ tốt, nhằm cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |