Kết quả kiểm nghiệm mới nhất cho thấy, từ năm 2006, tình hình sinh trưởng của các đồng cỏ chăn nuôi tại vùng đầu nguồn sông Hoàng Hà năm sau tốt hơn năm trước, được mùa trong 4 năm liền, môi trường sinh thái được khôi phục rõ rệt. Năm nay, sản lượng cỏ chăn nuôi tại khu vực này lên tới 3.571 kg/ha, tăng 340 kg so với năm 2009, là năm sản lượng cỏ đạt cao nhất trong những năm qua.
Phó Chủ nhiệm chuyên trách Văn phòng Tam Giang Nguyên, tỉnh Thanh Hải Lý Hiểu Nam cho biết, năm 2005, Chính phủ Trung Quốc đã quy hoạch và đầu tư 7,5 tỷ Nhân dân tệ khởi động Công trình bảo tồn sinh thái và xây dựng vùng Tam Giang Nguyên, thực hiện các dự án quan trọng như trả lại đất chăn nuôi cho các đồng cỏ, đóng cửa rừng, bảo vệ rừng, chống xói mòn đất và chống sa mạc hoá. Tính đến nay, tổng cộng đã giảm được 4,59 triệu con cừu, hoàn thành 72% kế hoạch, giảm sức ép cho các đồng cỏ của vùng chăn nuôi, tỷ lệ che phủ thảm thực vật được nâng cao, xu hướng thoái hoá các đồng cỏ được ngăn chặn bước đầu.
Ông Lý Hiểu Nam cho biết, "Trong 5 năm thực hiện Công trình, sản lượng cỏ tại vùng Tam Giang Nguyên đã tăng 24,7% so với sản lượng cỏ từ năm 1998 đến năm 2004." Trong khi đó, tỷ lệ che phủ thảm thực vật tại khu vực này không ngừng được tăng cao, cụ thể là tỷ lệ che phủ thảm thực vật ở vùng phòng chống sa mạc hoá đồng cỏ tăng 23,2%; tại vùng trị lý bãi đất đen tăng từ 20% lên tới 80%; tại khu vực trả lại đất chăn nuôi cho các đồng cỏ có hàng rào bao quanh lên tới 90%.
Ông Lưu Kỷ Viễn, Nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu Khoa học địa lý và Tài nguyên thuộc Viện Hàn lâm Trung Quốc, người nghiên cứu lâu năm về vấn đề Tam Giang Nguyên nói, mâu thuẫn giữa chăn nuôi và trồng cỏ có xu hướng giảm, sức ép đối với hệ sinh thái các đồng cỏ tại vùng Tam Giang Nguyên có phần giảm, chủ yếu được quyết định bởi hai nguyên nhân chính sau: một là, việc thay đổi thời tiết và làm mưa nhân tạo đã nâng cao năng lực sản xuất của các đồng cỏ, khiến sản lượng chăn nuôi của các đồng cỏ có phần tăng về lý thuyết; hai là, công tác giảm mạnh chăn nuôi khiến số lượng gia súc tại vùng Tam Giang Nguyên giảm rõ rệt, sản lượng chăn nuôi thực tế tại các đồng cỏ cũng giảm rõ rệt.
Ông Lưu Kỷ Viễn còn cho biết, hiện nay, phạm vi che phủ của Công trình xây dựng hệ sinh thái Tam Giang Nguyên chiếm khoảng 40% diện tích vùng Tam Giang Nguyên, 60% diện tích còn lại chưa được triển khai công tác xây dựng và bảo tồn sinh thái. Sau 5 năm thực hiện Công trình, diện tích các đồng cỏ bị thoái hoá có chuyển biến tốt chỉ chiếm 12% tổng diện tích đồng cỏ thoái hoá hiện có, tuy nhiên đó chỉ là tình hình sinh trưởng của cỏ chuyển biến tốt, còn kết cấu quần thể vẫn chưa có hiệu quả; diện tích ngăn chặn sự thoái hoá của các đồng cỏ chiếm 86% diện tích các đồng cỏ thoái hoá hiện có, nhiệm vụ trị lý thoái hoá các đồng cỏ vẫn rất cam go.
Vùng Tam Giang Nguyên nằm ở miền nam tỉnh Thanh Hải, giữa Cao nguyên Thanh Tạng, có độ cao hơn 4000 mét so với mặt biển, tổng diện tích 360 nghìn km2, là khu vực lấy ngành chăn nuôi làm chủ đạo, cũng là vùng chức năng sinh thái và bình phong sinh thái quan trọng có phạm vi ảnh hưởng lớn nhất của Trung Quốc, được gọi là "Tháp nước Trung Hoa".
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |