![]() |
|
![]() |
![]() |
|
Tối 26 tháng 10, ở huyện Phụng Tiết mới cách đập Tam Hiệp mấy trăm cây số, anh Trương Phàm vừa mở nhà hàng, khi nhìn thấy khách hàng ra vào tấp nấp, anh càng tin tưởng hơn vào quyết định mở nhà hàng của mình là đúng đắn. Anh nói:
"Tôi cho rằng đây là một cơ hội, hiện nay tôi chỉ mong kinh doanh tốt nhà hàng."
Mấy năm trước, cùng với mực nước của hồ chứa nước Tam Hiệp không ngừng nâng cao, nhà ở của anh Trương Phàm ở huyện Phụng Tiết cũ đã bị ngập, cả gia đình di chuyển đến huyện mới có vị trí cao hơn. Vì sinh kế của gia đình, anh Trương Phàm rời khỏi nhà, một mình đến làm thuê ở Vạn Châu, Trùng Khánh cách nhà hơn 200 cây số. Năm nay, anh Trương Phàm được biết quê anh sẽ ra sức phát triển ngành du lịch, bèn quyết định về quê tìm cơ hội. Anh phát hiện, tình hình giao thông ở quê đã có sự thay đổi rất lớn.
"Hiện nay, cơ sở hạ tầng rất tốt, đường ô-tô cao tốc đã thông suốt, trước kia đi ô-tô từ quê đến Vạn Châu phải mất hơn 5 tiếng đồng hồ dù ô-tô đã chạy rất nhanh, hiện nay chỉ cần khoảng 1 tiếng đồng hồ đã đến."
Sau khi khảo sát một vòng ở quê, anh Trương Phàm cho rằng ở quê có cơ hội lập nghiệp tốt. Anh bèn bỏ ra vài trăm nghìn nhân dân tệ tích lũy được qua những năm tháng làm việc vất vả, mở một nhà hàng ở đường phố sầm uất trong huyện Phụng Tiết mới.
Ở Phụng Tiết, quê anh Trương Phàm, điểm đến du lịch nổi tiếng nhất là "Quỳ Môn", hình ảnh Quỳ Môn được in trên đằng sau giấy bạc 10 nhân dân tệ. Sau khi hồ chứa nước Tam Hiệp nâng mực nước lên tới 175 mét, nơi đây sẽ xuất hiện cảnh đẹp "giữa hẻm núi cao có một hồ nước phẳng". Vì Phụng Tiết không có tài nguyên thiên nhiên phong phú, cho nên tận dụng sức ảnh hưởng của cảnh đẹp Quỳ Môn, ra sức phát triển ngành du lịch, là sự lựa chọn tốt nhất để phát triển kinh tế. Anh Phàn Bồi Trác, nhân viên làm việc ở Sở Tái định cư huyện Phụng Tiết cho biết:
"Sau khi mực nước của hồ Tam Hiệp lên tới 175 mét, vấn đề lớn nhất là toàn bộ đồng ruộng phì nhiêu của huyện Phụng Tiết có diện tích khoảng mấy trăm nghìn mẫu đều bị ngập hết. Người tái định cư đành phải trồng lúa ở đồi núi, bình quân mỗi người chỉ có đất canh tác không đến 0,03 héc-ta. Chúng tôi dự định coi ngành du lịch là ngành trụ cột của huyện Phụng Tiết sau này."
Sau khi hồ chứa Tam Hiệp lên tới mực nước 175 mét, 20 quận và huyện ở khu vực lòng hồ Tam Hiệp bị ngập, gần 1,4 triệu dân phải di chuyển sang nơi khác tái định cư. Số người phải giải quyết vấn đề tái định cư và kiến trúc bị ngập của huyện Phụng Tiết chiếm trên 1/10 tổng lượng của khu vực hồ Tam Hiệp.
Theo quy hoạch của chính quyền huyện Phụng Tiết, cải tạo cơ sở hạ tầng và xây dựng cơ sở phối hợp phát triển ngành du lịch có lẽ phải đòi hỏi vốn đầu tư hàng tỷ nhân dân tệ. Chính quyền huyện Phụng Tiết không thể chỉ dựa vào sức lực mình thực hiện vốn đầu tư khổng lồ như thế. Như Phụng Tiết, nhiều chính quyền địa phương ở khu vực hồ Tam Hiệp đều gửi gắm hy vọng vào "Quy hoạch chung về các công tác tiếp theo liên quan tới công trình đập Tam Hiệp" đã ấn định. Nhưng, thời gian công bố và thực hiện quy hoạch do Ủy ban Thủy lợi sông Trường Giang thuộc Bộ Thủy Lợi Trung Quốc chủ trì ấn định này vẫn là một ẩn số. Nhưng, thông tin đã công bố cho biết, trong giai đoạn tiếp theo liên quan tới công trình đập Tam Hiệp, Trung Quốc sẽ đầu tư hơn 170 tỷ nhân dân tệ, trong đó tái định cư người dân và bảo vệ môi trường sẽ là nội dung quan trọng được đầu tư.
Chính quyền các cấp ở khu vực hồ Tam Hiệp đang tìm cách giúp người dân tái định cư sớm có cuộc sống sung túc hơn. Đào tạo kỹ năng cho người dân là một công tác quan trọng của chính quyền. Anh Phàn Bồi Trác, nhân viên làm việc ở Sở Tái định cư huyện Phụng Tiết cho biết, năm ngoái họ đã đào tạo kỹ năng cho gần 4000 người tái định cư, phần lớn đều đã tìm được việc làm. Anh nói:
"Sở Tái định cư của chúng tôi có phòng Đào tạo, hàng năm đều được cấp nhiều vốn dùng để đào tạo kỹ năng cho người tái định cư, hàng năm có khoảng 1-2 triệu nhân dân tệ. Hiện nay chúng tôi còn đưa ra chính sách miễn học phí cho con em của người dân tái định cư khi học ở các trường trung cấp dạy nghề, toàn bộ học phí do Sở Tái định cư chi trả."
Ngoài phát triển kinh tế, cải thiện mức sống của người dân tái định cư ra, còn có một vấn đề trong thời kỳ hậu công trình Tam Hiệp rất được người ta quan tâm, đó là bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai địa chất. Sau khi hồ chứa Tam Hiệp nâng mực nước lên 175 mét, khu vực này trở thành một "lòng chảo" hầu như bị khép kín hoàn toàn. Đối với khu vực hồ Tam Hiệp có tài nguyên động thực vật rất phong phú mà nói, bảo tồn tính đa dạng sinh học ở đây không phải là một chuyện dễ dàng. Đối với việc này, ông Lục Hữu Mi, Viện sĩ Viện Công trình Trung Quốc từng chủ trì xây dựng công trình đập Tam Hiệp, cựu Tổng Giám đốc Tổng Công ty Tam Hiệp Trung Quốc có ý nghĩ của mình. Ông nói:
"Xét từ góc độ bảo tồn tính đa dạng sinh học, động thực vật ở khu vực hồ Tam Hiệp cần phải được bảo tồn, chúng ta phải tìm cách, thành lập quỹ gen hoặc thay đổi đặc tính sống của chúng, làm cho chúng không bị diệt chủng. Vấn đề này cần phải được nghiên cứu."
Đối với người dân ở khu vực hồ Tam Hiệp, họ quan tâm hơn thiên tai địa chất như sạt lở núi, động đất v.v có khả năng xẩy ra. Kể từ khi hồ Tam Hiệp nâng mực nước lên 135 mét vào năm 2003 đến nay, thiên tai địa chất đôi lúc xẩy ra. Chính phủ và chính quyền đã liên tiếp thực hiện công trình trị lý thiên tai địa chất 3 đợt, thu được hiệu quả khá. Sau khi mực nước lên tới 175 mét, công tác phòng chống thiên tai địa chất cũng được đặt lên vị trí quan trọng.
![]() |
![]() |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |