
Quảng Châu còn có một tên gọi là "Hoa Thành", vì người Quảng Châu rất thích hoa tươi. Người Quảng Châu thích hoa có thể thấy qua việc họ đón Tết Nguyên Đán cổ truyền Trung Quốc. Tại Quảng Châu, mỗi năm vào dịp Tết Nguyên Đán đều có tổ chức các chợ hoa, sau bữa cơm tất niên, cả gia đình đi xem chợ hoa là một truyền thống đón Tết của nhiều người dân Quảng Châu. Tết đến, trong nhà mỗi người dân bình thường thế nào cũng có chậu quất, hoa thuỷ tiên v.v, những người có tiền thì bỏ ra mấy nghìn đồng thậm chí hàng chục nghìn đồng mua các loại hoa, cây cảnh nhập khẩu để bày trí trong nhà.
Quảng Châu là một thành phố văn hoá nổi tiếng có lịch sử lâu đời hơn 2200 năm, bà Đặng Ngọc Mai, Phó Chủ nhiệm Ban Mở rộng giáo dục Nhà Bảo tàng lịch sử Quảng Châu cho biết:
" Đặc điểm phát triển của thành phố Quảng Châu rất đặc biệt, trong lịch sử phát triển hơn 2000 năm, trung tâm thành phố chưa hề thay đổi, hơn nữa chưa hề bị đứt quãng, về điểm này trên thế giới hiện nay chỉ có thành phố Rô-ma của I-ta-li-a là có thể sánh với Quảng Châu."
Quảng Châu có lịch sử giao lưu với nước ngoài lâu đời, gần 2000 năm qua, Quảng Châu luôn là cửa khẩu thông thương với nước ngoài của Trung Quốc, trao đổi với nước ngoài tấp nập, là bến cảng xuất phát của "Con đường tơ lụa trên biển" thời xưa, bến cảng Quảng Châu từng là bến cảng thương mại lớn nổi tiếng nhất trên thế giới thời đó. Bà Tăng Linh Linh, Phó Chủ nhiệm Ban Nghiên cứu trưng bày Nhà Bảo tàng Quảng Châu cho biết:
"Đã có thương mại thì có trao đổi, bởi vậy đã có con đường thương mại trao đổi với nước ngoài này. Trên con đường này, ngoài trao đổi thương mại hàng hoá và nhân viên ra, một lĩnh vực quan trọng nữa là truyền bá văn hoá, giao lưu văn hoá giữa phương Đông và phương Tây đều thông qua con đường này."
<< 1 2 3 >>