Trường hợp dạ dày khó chịu, đó là do xoắn khuẩn Môn vị (Helicobacter pylori) gây nên, trong đa số người chúng ta chỉ đọc qua cụm từ chuyên môn này trên thuyết minh của bình thuốc, song chính nó là kẻ gây nên tỷ lệ viêm loét dạ dày cao. Một trong những người có công trong sự phát hiện này là Giáo sư vi sinh học Lâm sàng Trường Đại học Tây Ô-xtrây-li-a Ba-ri Marshall, người được trao tặng giải thưởng sinh học và y học Nô-ben năm 2005. Cách đây không lâu, Giáo sư Ba-ri Marshall đã đến Nhà Triển lãm Quốc gia Ô-xtrây-li-a tại Triển Lãm Thế giới Thượng Hải, để giới thiệu với khách tham quan chặng đường khúc khuỷu trên con đường nghiên cứu của ông.
"Có hôm, trong phòng thí nghiệm, tôi đã nuốt chất cấy xoắn khuẩn Môn vị (Helicobacter pylori) sau khi pha trộn với hai mầm bệnh. Trước đó, tôi không bàn với vợ tôi, bởi vì tôi cho rằng được vợ thông cảm có lẽ dễ hơn được phép của vợ".
Đối với Giáo sư Ba-ri Marshall mà nói, nuốt vi khuẩn là điều bất đắc dĩ.
"Nhiều năm qua, bác sĩ luôn cho rằng sức ép đời sống quá lớn là nguyên nhân gây nên viêm loét dạ dày, bởi vì người ta thường hay tự tìm nguyên nhân ở bản thân mình, ví dụ như trạng thái tinh thần không ổn định, gia đình không hạnh phúc v.v".
Năm 1981, anh Ba-ri Marshall 30 tuổi còn là một nghiên cứu sinh khoa nội của bệnh viện Hoàng gia Bơn Ô-xtrây-li-a. Tại đây, anh đã làm quen với bác sĩ Robin Warren có hứng thú với viêm dạ dày. Do vậy, loài người đã có sự nhận thức mang tính bước ngoặt đối với viêm loét dạ dày.
Ngay từ năm 1979, trong khi quan sát niêm mạc dạ dày bác sĩ Warren đã phát hiện loại xoắn khuẩn, mà loại khuẩn này chỉ có thể tìm thấy ở người bệnh viêm loét dạ dày, thế nhưng, không ai đếm xỉa tới sự phát hiện này của bác sĩ. Người ta cho rằng ngay cả thịt bò cũng có thể tiêu trong quá trình làm việc của Axít dạ dày, vi khuẩn sao lại có thể sinh sống trong môi trường này? Chỉ có bác sĩ Marshall cảm thấy đó là điều rất lý thú và đồng ý hỗ trợ bác sĩ Warren.
Tháng 4 năm 1982, trước lễ phục sinh, bác sĩ Warren lấy mô biến chứng trích từ cơ thể người mắc bệnh viêm loét dạ dày vào chai thủy tinh cấy mô, rồi bác sĩ về nhà ăn tết. Sau 4 ngày nghỉ phép, vi khuẩn đã mọc ra.
Điều này khiến hai bác sĩ mừng quá và liền bắt tay tiến hành một số nghiên cứu về xoắn khuẩn Môn vị, đồng thời gửi thành quả nghiên cứu này tới tạp chí y học nổi tiếng Anh "The Lancet" bằng hình thức thư độc giả. Đây là lần đầu tiên hai bác sĩ chính thức trình bày quan điểm của mình trên tạp chí y học, đó là năm 1983.
Song, hai bác sĩ chưa tìm ra bất cứ loại động vật nào có thể làm ổ ký sinh cho loại khuẩn này, muốn chứng thực loại khuẩn này có thể dẫn đến viêm loét dạ dày, bằng chứng của phòng thí nghiệm là không thể thiếu được. Trong tình hình không có người tình nguyện, bác sĩ Marshall quyết định tiến hành thí nghiệm trên bản thân mình. Vậy là bác sĩ đã nuốt chất cấy mô có vi khuẩn.
"Mấy hôm đầu, không có việc gì. Đến ngày thứ năm, sau khi thức dậy tôi buồn nôn quá liền chạy đến phòng rửa tay, những hôm sau triệu chứng nôn mỗi ngày một nghiêm trọng".
Qua kiểm tra dạ dày của bác sĩ Marshall bằng ống kính soi bên trong, các đồng nghiệp phát hiện dạ dày của bác sĩ đã từ màu phấn hồng khỏe mạnh biến thành màu đỏ, rõ ràng dạ dày của bác sĩ đã bị viêm, đó tức là triệu chứng thời kỳ đầu bị viêm loét.
"Tôi mừng quá. Khi tôi báo tin này cho vợ, thì vợ nói, hiện nay anh có hai sự lựa chọn, một là lập tức uống thuốc chống khuẩn, bằng không anh rời khỏi nhà này đi ở nơi khác".
Chẳng khác gì nghệ sĩ ảo thuật, bác sĩ Marshall đã tự chữa khỏi mình bằng loại thuốc kết hợp giữa thuốc kháng sinh với Bitmut. Dĩ nhiên thí nghiệm trong lâm sàng quy mô là không thể thiếu được. Trải qua quá trình lâu dài từ lập dự án, trình đơn xin, được cấp kinh phí và tuyển chọn người tình nguyện, hai bác sĩ đã hoàn thành thí nghiệm lâm sàng quy mô lần đầu tiên vào năm 1988, kết quả cho thấy xoắn khuẩn Môn vị có liên quan tới viêm loét dạ dày.
Ngày càng nhiều nhà khoa học tham gia vào chương trình nghiên cứu này, năm 1992, cả thế giới đã tiến hành ba cuộc thí nghiệm quy mô. Bài viết của hai bác sĩ được 16 lần đăng trên tạp chí "The Lancet" vào năm 1984, năm 1993 số lần đăng lại lên tới 762 lần. Viện Nghiên cứu Quốc lập Mỹ năm 1994 đã triệu tập hội nghị, cơ bản đồng ý xoắn khuẩn Môn vị là hung thủ dẫn đến viêm loét dạ dày, có nghĩa là sau 10 năm kể từ khi hai bác sĩ lần đầu tiên phát biểu luận văn trên tạp chí kể trên.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |