• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Trung Quốc tăng cường tiêm vắc-xin phòng chống dịch sởi cho trẻ em độ tuổi thích hợp

    2010-10-12 17:13:01     cri

    Nghe Online

    Cách đây ít lâu, Trung Quốc đã triển khai hành động tăng cường tiêm vắc-xin phòng chống dịch sởi trong phạm vi cả nước cho 100 triệu trẻ em độ tuổi thích hợp. Hiện nay, công tác tiêm chủng vắc-xin đã kết thúc, mọi việc diễn ra an toàn và có trâṭ tự.

    Sởi là dịch bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp cấp tính do vi-rút sởi gây nên, sức truyền nhiễm rất mạnh, trước khi áp dụng biện pháp tiêm vắc-xin hầu như trẻ sơ sinh nào cũng đều bị mắc bệnh sởi, đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ em. Tiêm vắc-xin là biện pháp phòng chống dịch sởi kinh tế nhất và hữu hiệu nhất.

    Để tăng cường tiến trình tiêu diệt dịch sởi, xây dựng bức bình phong miễn dịch cho con người, từ ngày 11 đến ngày 20 tháng 9, nội địa Trung Quốc đã thống nhất triển khai hành động tăng cường tiêm vắc-xin phòng chống dịch sởi, đối tượng tiêm chủng chủ yếu là trẻ em từ 8 tháng đến 4 tuổi. Phó Giám đốc Cục Phòng chống dịch bệnh Bộ Y tế Trung Quốc Hách Dương cho biết:

    "Tăng cường tiêm vắc-xin phòng chống dịch sởi có nghĩa là triển khai hành động tiêm chủng quy mô trong thời gian ngắn trên phạm vi rộng lớn. Bất cứ là trẻ em từng tiêm vắc-xin phòng chống dịch sởi hay là trẻ em liệu có mắc bệnh sởi hay không, miễn là những trẻ em chưa từng tiêm vắc-xin phòng chống dịch sởi thì phải tiêm một liều vắc-xin. Theo con số thống kê chưa đầy đủ, cả nước Trung Quốc đã tiêm vắc-xin phòng chống dịch sởi cho gần 100 triệu trẻ em, chiếm tỷ lệ trên 95%".

    Theo trình tự miễn dịch thông thường, toàn bộ trẻ em đều phải lần lượt tiêm hai liều vắc-xin ở 8 tháng tuổi và từ 18 đến 24 tháng tuổi. Những năm gần đây, Trung Quốc đã kiểm soát dịch sởi một cách rõ rệt bằng các biện pháp như nâng cao tỷ lệ tiêm vắc-xin phòng chống dịch sởi thông thường. Năm 2009, cả nước Trung Quốc xuất hiện 52 nghìn ca bệnh sởi, giảm 60% so với năm 2008, sự kiện y tế công cộng do bệnh sởi gây nên cũng đã giảm xuống rõ rệt. Mặc dù như vậy, tình hình dịch sởi ở Trung Quốc vẫn hết sức gay cấn. Từ đầu năm đến nay, dịch sởi có phần tăng rõ rệt tại một số tỉnh, đặc biệt tại một số tỉnh thành vốn có tỷ lệ phát bệnh tương đối thấp đã xuất hiện tỷ lệ bùng phát dịch sởi với mức lớn.

    Tăng cường tiêm vắc-xin phòng chống dịch sởi là một trong những sách lược hữu hiệu nhất nhằm tiêu diệt dịch sởi theo mục tiêu xác định của Tổ chức Y tế Thế giới. Để thực hiện mục tiêu kiểm soát và tiêu diệt dịch sởi, các nước trên thế giới đều triển khai hàng loạt hoạt động miễn dịch trên cơ sở tăng cường miễn dịch thường. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, từ năm 2000-2008, 136 nước và vùng lãnh thổ đã triển khai 407 hoạt động tăng cường tiêm vắc-xin miễn dịch sởi, nhờ đó tỷ lệ phát bệnh sởi ở các địa phương và trên toàn cầu đã giảm xuống. Để loại bỏ mối đe dọa của dic̣h sởi đối với sức khỏe của quần chúng nhân dân, Tổ chức Y tế Thế giới Khu vực Tây Thái Bình Dương đã đề xuất thực hiện mục tiêu tiêu diệt dịch sởi, Trung Quốc đã ấn định chương trình hành động tương ứng nhằm thực hiện mục tiêu này.

    Theo quy định hữu quan của hành động tăng cường miễn dịch bằng tiêm vắc-xin phòng chống dịch sởi, miễn là trẻ em ở độ tuổi thích hợp, bất cứ là trẻ em từng tiêm vắc-xin phòng chống bệnh sởi cũng như từng mắc bệnh sởi hay không, chỉ cần chưa hề tiêm vắc-xin phòng chống bệnh sởi thì phải tiêm một liều vắc-xin. Bà Lisa Caicns, Trưởng nhóm mở rộng quy hoạch miễn dịch thuộc Cơ quan đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Trung Quốc nói, hiện nay chưa có biện pháp xét nghiệm rẻ tiền và nhanh chóng hơn cho xét nghiệm sức miễn dịch bệnh sởi của con người, trong khi đó tiêm nhiều liều vắc-xin phòng chống dịch sởi sẽ không tăng thêm tỷ lệ dẫn đến sự phản ứng không tốt. Vì vậy, phương pháp miễn dịch mỗi người tiêm một liều vắc-xin là biện pháp an toàn hữu hiệu nhằm hạ thấp tỷ lệ mắc bệnh sởi.

    "Phần lớn trẻ em qua tiêm vắc-xin miễn dịch sẽ có sức đề kháng hoặc sức miễn dịch tương ứng đối với dịch sởi, thế nhưng vẫn còn một số ít trẻ em không thể sản sinh sức miễn dịch, nếu như tiêm thêm một liều vắc-xin cho các em, thì có thể giúp các em sản sinh sức miễn dịch.Tính đến nay, toàn cầu đã có năm trăm triệu trẻ em tiêm vắc-xin phòng chống dịch sởi qua phương thức tăng cường miễn dịch, đây là biện pháp hữu hiệu, có thể giảm tỷ lệ mắc bệnh sởi, ngăn chặn vi-rút dịch sởi lây nhiễm cho con người, bảo vệ hữu hiệu sức khỏe của trẻ em".

    Tin cho biết, trong số trẻ em mắc bệnh sởi qua chẩn đoán có một số trẻ em chưa được xác định của phòng thí nghiệm, có thể là do bác sĩ chẩn đoán nhầm, coi bệnh phát ban khác là dịch sởi, vì vậy trường hợp này cũng nên tiêm vắc-xin dịch sởi.

    Ủy viên Hội đồng Chuyên gia Tư vấn Quy hoạch Miễn dịch Quốc gia Sở Kinh Quý cho biết:

    "Sởi là dịch bệnh có sức lây nhiễm rất mạnh, con người là nơi ký sinh của vi-rút dịch sởi, vi-rút sởi rời khỏi cơ thể con người sẽ không sống nổi. Thời kỳ ẩn náu của sởi nói chung từ 10 đến 14 ngày, cho nên chúng ta cần phải tiến hành miễn dịch cho tất cả những người dễ bị lây nhiễm trong thời kỳ tiềm ẩn ngắn nhất để hình thành bức bình phong. Trong tình hình vi-rút sởi không tìm thấy chủ ký sinh mới, vi-rút sởi sẽ bị thải ra ngoài và tử vong một cách tự nhiên, cắt đứt kênh lây nhiễm giữa vi-rút sởi với con người, như vậy sẽ có thể tiêu diệt dịch sởi".

    Tin cho biết, công tác miễn dịch thực hiện theo nguyên tắc tìm hiểu thông tin, đồng ý và tự nguyện, trẻ em các nước tại Trung Quốc cũng có thể tiêm vắc-xin miễn dịch trên cơ sở tự nguyện. Đối với hành động tăng cường miễn dịch quy mô nhất Trung Quốc lần này, bộ ngành hữu quan đã tiến hành luận chứng nhiều lần, đồng thời áp dụng biện pháp nhằm thiết thực đảm bảo an toàn của vắc-xin và tiêm vắc-xin.

    Chuyên gia hữu quan cho biết, tỷ lệ xảy ra phản ứng bất thường do tiêm vắc-xin phòng chống dịch sởi rất thấp, nói chung phản ứng ở mức nhẹ, không cần điều trị. Vắc-xin phòng chống dịch sởi sử dụng trong hành động miễn dịch lần này là do Trung Quốc sản xuất và được sử dụng cho hành động tăng cường miễn dịch ở Trung Quốc với thời gian dài, thực tiễn chứng minh là vắc-xin an toàn hữu hiệu.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>