Do cha mẹ "tổ trống" ở lại trong nước đang phải đối mặt với hàng loạt vấn đề trong cuộc sống và tâm lý, nên một số con cái có đủ điều kiện kinh tế bèn đón bố mẹ sang nước ngoài để an hưởng tuổi già. Ở nước ngoài, tuy ngày ngày có thể ở cùng con cái, thoả nỗi nhớ nhung, hơn nữa lại có được sự chăm sóc của các con, nhưng sức ép cuộc sống tại nước ngoài quá lớn đã khiến nhiều người muốn ở bên cạnh chăm sóc bố mẹ, nhưng lại lực bất đồng tâm. Thế là, các cụ lại phải sống trong một "tổ trống" khác: Ban ngày, sau khi các con đi làm, các cụ chỉ có thể ở nhà, hoặc tập thể dục quanh khu vực nhà ở, do không biết tiếng nước ngoài, không thể giao lưu với người khác, nên các cụ cảm thấy cuộc sống "buồn tẻ và chán ngắt".
So với các cha mẹ "tổ trống" trong nước, các cụ được đoàn tụ với con cái ở nước ngoài có vẻ hạnh phúc hơn nhiều, nhưng thực tế lại không như vậy. Áp lực công việc căng thẳng tại nước ngoài khiến rất nhiều người có tâm muốn chăm sóc bố mẹ nhiều hơn nhưng lại không thực hiện được. Hai cụ già "cô đơn trong căn nhà trống" lại phải đối mặt với các vấn đề khó khăn như ngăn cách về văn hoá và ngôn ngữ bất đồng tại môi trường sống xa lạ. Các cụ luôn cảm thấy buồn bã và cô đơn, vì phải rời xa văn hóa và môi trường sống quen thuộc, và hoàn toàn xa lại với cuộc sông ở nước ngoài.
Trung Quốc có câu "Bách Thiện Hiếu Ví Tiên", có nghĩa là trong một trăm điều thiện, chữ hiếu là đứng đầu. Đây là quốc tuý văn hoá truyền thống của dân tộc Trung Hoa, cũng là quy chuẩn đạo đức gắn kết mối quan hệ gia đình của xã hội Trung Quốc. Rất nhiều con cháu ở hải ngoại đều cảm thấy hổ thẹn và áy náy vì bản thân không thể chăm sóc cha mẹ ở trong nước, nhưng khi đề cập đến việc làm thế nào để giải quyết vấn đề này, phần lớn họ đều cho rằng rất mâu thuẫn và không còn cách nào khác, bởi vì: bản thân đã phấn đấu nhiều năm ở nước ngoài, sự nghiệp và gia đình đều ở nước ngoài, nếu bỏ hết tất cả để về nước chăm sóc cha mẹ là việc không thực tế; nhưng bỏ cha mẹ cô đơn ở trong nước, ốm đau không ai chăm sóc, buồn phiền không có người tâm sự giãi bày, làm sao có thể nhẫn tâm chứ?
Đón cha mẹ sang nước ngoài ở cũng không phải là biện pháp tốt để giải quyết vấn đề. Ngoài việc con cháu bận công việc, thường xuyên không có thời gian chăm sóc cha mẹ ra, cha mẹ sinh sống trong nước hơn nửa đời người, rất khó hoà nhập với môi trường mới xa lạ. Huống hồ, tư tưởng "Lá rụng về cội" đã khiến rất nhiều người già không muốn rời xa quê hương, để rồi cuối đời lại "ra đi" ở nơi đất khách quê người. Vấn đề nan giải như vậy đã khiến rất nhiều người đành phải đối diện với những khó khăn trong cuộc sống.
"Khi về già, tôi có nguyện gì, tôi chỉ mong con cháu ở bên tôi, cả gia đình vui vẻ đầm ấm.....chỉ là tôi có chút lo lắng, các con không thể ở bên tôi, các con đã đến một đất nước xa xôi, để lại tôi cô đơn một mình." Bài hát mang tên "Khi tôi về già" do ban nhạc Thủy Mục Niên Hoa trình bày đã nói lên tiếng lòng của đông đảo cha mẹ "tổ trống". Trong văn hoá truyền thống Trung Quốc, "Con đàn cháu đống" là niềm hạnh phúc lớn nhất của người cao tuổi, nhưng các cha mẹ "tổ trống" lại phải sống một cuộc đời cô đơn hết ngày này sang ngày khác. Làm thế nào để cha mẹ "tổ trống" trở về gia đình hạnh phúc, đây là vấn đề đáng để mỗi người con chúng ta phải suy nghĩ, phải không các bạn?
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |