Tết Trung thu ở Trung Quốc có lịch sử phát triển lâu đời, cũng như các ngày tết, ngày hội truyền thống khác, nguồn gốc của ngày này cũng có nhiều truyền thuyết khác nhau. Từ thời xưa, các hoàng đế phong kiến Trung Quốc có tục lệ cúng tế mặt trời vào mùa Xuân và cúng tế mặt trăng vào mùa Thu, trong cuốn "Chu Lễ" thời cổ đại đã từng xuất hiện hai chữ "Trung Thu". Về sau, cứ đến tiết trời giữa Thu, từ giới quý tộc, các văn nhân mặc khách, đến các gia đình bình thường, đều làm lễ cúng tế mặt trăng, gửi gắm tình thương nỗi nhớ đến người thân, ̣cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, hình thức này dần dần trở thành tục lệ và lan truyền sâu rộng trong dân gian.
Cho đến thời nhà Đường, tục lệ cúng tế mặt trăng ngày càng được nhân dân coi trọng. Rằm tháng 8 âm lịch hằng năm dần dần trở thành ngày lễ không thể thiếu trong văn hóa dân gian Trung Quốc. Trong cuốn "Đường Thư Thái Tống ký" có viết: "Tết Trung thu" hưng thịnh vào thời nhà Tống, đến thời nhà Minh và nhà Thanh được coi trọng như tết Nguyên Đán, sau này đã trở thành một trong những ngày lễ tết truyền thống dân tộc quan trọng nhất trong năm của Trung Quốc.
Các bạn đang nghe là giai điệu bản nhạc "Ráng mây hướng về mặt trăng", mang đậm màu sắc của ngày Tết Trung Thu tại Trung Quốc. Các bạn thân mến, Tết Trung Thu còn có truyền thuyết về chị Hằng Nga trên cung trăng, trong tiết mục tuần sau, Sảnh Hoa sẽ tiếp tục giới thiệu những câu chuyện về Tết Trung Thu Trung Quốc, mời các bạn đón nghe. Cuối cùng, từ Bắc Kinh xa xôi, Sảnh Hoa xin kính chúc các bạn đang lắng nghe bên máy thu thanh Tết Trung Thu vui vẻ, gặt hái được nhiều niềm vui và thành công trong công tác cũng như trong cuộc sống!
<< 1 2 >>